Đề cương ôn tập Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì 2

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề

Nội dung

Kiến thức cần nhớ

3. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

1. Bối cảnh lịch sử

- Từ thế kỉ XIV - XV, ở Tây Âu, công trường thủ công ra đời thay thế cho phường hội giúp năng suất lao động tăng nhanh.

- Các cuộc phát kiến địa lí diễn ra trong các thế kỉ XV - XVI dẫn đến sự phát triển của thương mại biển, góp phần thúc đẩy sự nảy sinh của mầm mống tư bản chủ nghĩa.

- Thế kỉ XVII - XVIII, các cuộc cách mạng tư sản nổ ra và giành thắng lợi ở nhiều quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ đã tạo cơ sở cho chuyển biến từ sản xuất thủ công, quy mô nhỏ sang sản xuất bằng máy móc, quy mô lớn, mở ra thời kì cơ khí hoá trong sản xuất.

- Năm 1733, Giôn Cay phát minh ra “thoi bay”, người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay, năng suất lao động tăng gấp hai lần.

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế ra chiếc máy kéo sợi Gien-ni…

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Bối cảnh lịch sử:

- Sau cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, nước Anh trở thành một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Các nước như Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Đức cũng hoàn thành cuộc cách mạng tư sản và tiến hành các cuộc cách mạng công nghiệp trong nước.

- Nửa đầu thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh. Đến nửa sau thế kỉ XIX, nhiều thành tựu khoa học và kĩ thuật mới xuất hiện, quan trọng nhất là sự ra đời của điện và động cơ đốt trong, dẫn đến sự hình thành và phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.

Thời gian: Từ thập niên 70 của thế kỉ XIX đến năm 1914.

- Đặc trưng: của cuộc cách mạng công nghiệp này là việc sử dụng năng lượng điện, quá trình tự động hoá và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn.

+ Năm 1913, tuốc bin hơi nước ra đời, giúp cung cấp nguồn điện năng mạnh và chi phí thấp hơn trước

Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

- Khởi đầu từ nước Mỹ, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất nên còn được gọi là cuộc cách mạng số.

- Khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy cách mạng công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn và hiệu quả cao.

- Trong khoa học cơ bản: nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học,.... như sinh sản vô tính, giải mã ADN, thuyết tương đối, tia laze,

- Nhiều phát minh về công cụ sản xuất mới (hệ thống máy tự động, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, in-tơ-nét,...) nhằm tự động hoá sản xuất dựa vào máy tính.

- Bước vào thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên toàn thế giới, góp phần thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

- Thế giới phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh,... cùng với các vấn đề an ninh phi truyền thống như chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.

Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo (Al), vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

4. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)

Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ- trung đại

Đông Nam Á là giao điểm của các đường giao thông quốc tế từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu kinh tế quốc tế.

- Địa hình Đông Nam Á gồm hai bộ phận:  Đông Nam Á lục địa, Đông Nam Á hải đảo, + Đại bộ phận Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu gió mùa nóng ẩm.

- Cư dân:

+ Thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít da vàng và Ô-xtra-lô-ít da ngăm đen.

+ Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á.

- Tộc người:

+ Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc.

+ Các dân tộc có nhiều nét gần gũi, tương đồng trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á.

- Xã hội Đông Nam Á thời cổ mang tính liên kết cộng đồng chặt chẽ.

- Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.

- Quá trình hình thành nhà nước của các quốc gia ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ, hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc (cả ở cấp độ mô hình nhà nước đến thiết chế xã hội).

- Văn hoá Trung Quốc được cư dân Đông Nam Á tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo với những mức độ khác

- Quá trình di dân của người Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á cũng góp phần lan toả các giá trị văn hoá và thành tựu văn minh Trung Hoa vào khu vực này. nhau.

Văn hoá Ấn Độ theo chân các thương gia và tu sĩ được truyền đến Đông Nam Á.

- Tôn giáo, chữ viết, nghệ thuật và các thành tựu khác của văn hoá Ấn Độ được tiếp nhận ở nhiều quốc gia Đông Nam Á thời cổ.

Hành trình phát triển và thành tựu văn minh văn minh Đông Nam Á thời cổ- trung đại

- Từ đầu Công nguyên, nhiều quốc gia sơ kì hình thành và phát triển ở Đông Nam Á. Đây là thời kì dung hợp giữa nền văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ tạo nên bước phát triển mới của nền văn minh Đông Nam Á.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, ở nhiều nước Đông Nam Á đã hình thành các quốc gia “dân tộc”. Đây là giai đoạn khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc. Đặc biệt, Phật giáo được truyền bá mạnh vào Đông Nam Á và ảnh hưởng lớn mọi mặt đời sống văn hoá – xã hội ở nhiều nước.

Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:

- Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế thịnh vượng và xã hội ổn định.

Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX:

- Từ thế kỉ XVI, nhiều nước ở Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái vàphải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây.

- Văn hóa phương Tây từng bướcảnh hưởng đến khu vực, xuất hiện thêm nhiều thành tựu văn minh mới.

- Đây là giai đoạnvăn minh Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng cho sự phát triển của khu vực ở thời cận và hiện đại.

5. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam ( trước năm 1858)

Văn minh Văn Lang- Âu Lạc

Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả - tương ứng với khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, là địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc thời cổ đại.

- Tài nguyên thiên nhiên: sự giàu có về khoáng sản (đồng, sắt, thiếc, chì,..) là cơ sở cho sự ra đời sớm của các ngành thủ công nghiệp như luyện kim, chế tác đồ động, đồ sắt,...

Được hình thành trên cơ sở tiếp nối nền văn hoá tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun), văn minh Văn Lang - Âu Lạc nằm trong giai đoạn văn hoá Đông Sơn đã phát triển trong thời đại kim khí, mang đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với kĩ thuật đúc đồng đạt đến mức hoàn thiện, trên nền tảng kết nối dân cư ở các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng và biển đảo.

Văn minh Chăm- Pa

- Gồm hai bộ tộc chính: bộ tộc Dừa (Na-ri-kê-la-vam-sa) và bộ tộcCau (Kra-mu-ka-vam-sa) được gọi chung là người Chăm, thuộc ngữ hệ Nam Đảo

- Chế độ mẫu hệ;

- Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình ba trục: cảng (phía đông) – thành (trung tâm) – trung tâm tôn giáo (phía tây).

Văn minh Phù Nam

- Đất đai giàu phù sa.

- Phần biển bao bọc ở phía đông và tây nam lãnh thổ với nhiều hải cảng thuận lợi là con đường hướng ra bên ngoài, tiếp xúc trực tiếp với khu vực Đông Nam Á hải đảo và Ấn Độ. Điều này giúp Phù Nam có thể sớm kết nối với nền thương mại biển quốc tế sôi động qua con đường Tơ lụa và con đường Hồ tiêu.

=> Tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp và thương mại.

- Tổ tiên người Phù Nam là các nhóm cư dân bản địa có quá trình phát triển liên tục từ thời kì đồ đá, chủ nhân của nền văn hoá tiền Óc Eo.

- Sự tiếp xúc sớm với văn minh Ấn Độ qua vai trò của thương nhân và các nhà truyền giáo giúp Phù Nam tiếp thu nhiều giá trị văn minh Ấn Độ như chữ viết, tư tưởng, tôn giáo, tổ chức nhà nước và chế độ đẳng cấp

Văn minh Đại Việt

- Văn minh Đại Việt là nền văn minh rực rỡ, tồn tại và phát triển chủ yếu trong thời độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt, kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX).

- Văn minh Đại Việt kế thừa văn minh Văn Lang – Âu Lạc, trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc được phát huy và phát triển trong hoàn cảnh đất nước độc lập, tự chủ thời Đại Việt với kinh đô Thăng Long, do đó còn được gọi là văn minh Thăng Long.

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu chủ yếu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc, truyền thống lao động và đấu tranh hơn nghìn năm chống Bắc thuộc để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc, văn minh Đại Việt từng bước hình thành.

- Giai đoạn sơ kì (thế kỉ X - đầu XI):

+ Trải qua các chính quyền họ Khúc, họ Dương và Ngô, Đinh, Tiền Lê.

+ Đây là giai đoạn định hình những giá trị mới, làm nền tảng cho sự hình thành nền văn minh Đại Việt.

- Giai đoạn phát triển (đầu thế kỉ XI đến thế kỉ XVI):

+ Gắn liền với văn hoá Thăng Long, trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... của cả nước.

+ Các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các mặt: tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phát triển phong phú và đa dạng.

+ Tuy chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng văn hoá Đại Việt vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

- Giai đoạn muộn (thế kỉ XVI – XIX):

+ Văn hoá phát triển trong tình trạng đất nước không ổn định. Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII là giai đoạn có nhiều biến động, các triều đại thay thế nhau trị vì và chia cắt đất nước. Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp giữa thế kỉ XIX đã chấm dứt thời kì phát triển của văn minh Đại Việt.

+ Giai đoạn này nhiều yếu tố mới xuất hiện khi văn minh phương Tây du nhập vào, tạo nên xu hướng vận động mới làm tiền để cho sự hình thành văn minh Việt Nam về sau.

6. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thống nhất về lãnh thổ, đa dạng về tộc người. Việt Nam hiện có 54 dân tộc, phân bố trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam, trong đó:

- Dân tộc Kinh (còn gọi dân tộc Việt): số lượng đông nhất (chiếm 85,3% tổng dân số cả nước).

Ngữ hệ (hệ ngôn ngữ) là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản.

- Mỗi một ngữ hệ bao gồm một số ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ.

- Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, H’mông - Dao, Thái -Ka-đai, Hán -Tạng.

- Tiếng Việt được xếp vào nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ Nam Á – một ngữ hệ lớn ở vùng Đông Nam Á lục địa

Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam

- Trên cơ sở chung sống lâu đời, các dân tộc đã cùng góp sức vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Xuất phát từ nhu cầu thuỷ lợi và trị thuỷ, phát triển nông nghiệp, đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của ngoại bang, ... các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã sớm hình thành tinh thần đoàn kết và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì cũng đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chính quá trình này cũng góp phần hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong lịch sử.

- Truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Nêu thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất? 

Câu 2: Nêu bối cảnh lịch sử của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

Câu 3: Em hãy nêu đặc trưng cơ bản về nguồn gốc của cư dân Đông Nam Á? 

Câu 4: Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại diễn ra như thế nào?

Câu 5: Trình bày đời sống vật chất của người Việt cổ?

Câu 6: Điều kiện dân cư và xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?

Câu 7: Hãy nêu những cơ sở hình thành văn minh Phù Nam về dân cư và xã hội? 

Câu 8: Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng, tôn giáo của văn minh Đại Việt?

Câu 9: Số lượng các dân tộc theo ngữ hệ là?

Câu 10: Tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam trong lịch sử được thể hiện như thế nào?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì 2, ôn tập Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì 2, Kiến thức ôn tập Lịch sử 10 chân trời sáng tạo kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác