Dạng bài tập Chuyển động tròn và lực hướng tâm

Dạng 2: Chuyển động tròn và lực hướng tâm

Bài tập 1: Cho bán kính Trái Đất khoảng 6,37.10$^{6}$ m và gia tốc trọng trường ở gần bề mặt Trái Đất là 9,8 m/s$^{2}$. Một vệ tinh chuyển động tròn đều gần bề mặt Trái Đất phải có tốc độ bằng bao nhiêu để không rơi xuống mặt đất.

Bài tập 2: Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng như Hình 21.2. Khi qua vị trí cân bằng O, vật có tốc độ 2,8 m/s. Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$

Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và

Bài tập 3: Một chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất (mà không bị trượt) theo đường tròn nằm ngang có bán kính 80 m (Hình 21.3) được một vòng sau khoảng thời gian 28,4 s. Tính:

a) gia tốc hướng tâm của xe.
b) hệ số ma sát nghỉ giữa các bánh xe và mặt đường. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$

Một chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất


Bài tập 1:

Trọng lực tác dụng lên vệ tinh đóng vai trò là lực hướng tâm:

$P=F_{ht}\Rightarrow m.g=m.\frac{v^{2}}{R}\Rightarrow v=\sqrt{g.R}=\sqrt{6,37.10^{6}.9,8}=7,9.10^{3} (m/s)$

Bài tập 2:

Tại VTCB O: $a_{ht}=\frac{v^{2}}{R}=\frac{v^{2}}{l}=\frac{2,8^{2}}{0,8}=9,8 m/s^{2}$

Hợp lực của trọng lực P và lực căng dây đóng vai trò là lực hướng tâm.

$\vec{F}_{ht}=\vec{P}+\vec{T}$

Chiếu biểu thức vectơ lên phương thẳng đứng của sợi dây, chiều dương hướng vào tâm quỹ đạo.

$F_{ht}=-P+T \Rightarrow T=F_{ht}+P$

$\Rightarrow T=m.a_{ht}+mg=m.(a_{ht}+g)=5.(9,8+9,8)=98 N$

Bài tập 3:

a) Tốc độ: $v=\omega.R=\frac{2\pi.R}{T}=\frac{2\pi.80}{28,4}\approx 39,2 m/s^{2}$

b) Vì tốc độ xe lớn nhất nên lực ma sát nghỉ (đóng vai trò là lực hướng tâm) có giá trị lớn nhất:

$F_{ms}=\mu.N=\mu. m.g=m.a_{ht} \Rightarrow \mu=\frac{a_{ht}}{g}=0,4$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác