Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối tri thức học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động?

  • A. Trọng lực.
  • B. Lực ma sát.
  • C. Lực hướng tâm.
  • D. Lực hấp dẫn.

Câu 2: Vật cấu tạo từ chất nào sau đây sẽ không có tính đàn hồi?

  • A. Sắt.
  • B. Đồng.
  • C. Nhôm.
  • D. Đất sét.

Câu 3: Một người đứng yên trong thang máy và thang máy đang đi lên với vận tốc không đổi. Lấy mặt đất làm mốc thế năng thì

  • A. thế năng của người giảm và động năng không đổi.
  • B. thế năng của người tăng và của động năng không đổi.
  • C. thế năng của người tăng và động năng tăng.
  • D. thế năng của người giảm và động năng tăng.

Câu 4: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?

  • A. Cơ năng.
  • B. Hóa năng.
  • C. Nhiệt năng.
  • D. Nhiệt lượng.

Câu 5: Động lượng của ô tô không thay đổi khi ô tô

  • A. Tăng tốc.
  • B. Giảm tốc.
  • C. Chuyển động tròn đều.
  • D. Chuyển động thẳng đều trên đoạn đường có ma sát. 

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi?

  • A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
  • B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thi lực đàn hồi cũng càng lớn.
  • C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.
  • D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.

Câu 7: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

  • A. N.m/s.
  • B. W.
  • C. J.s.
  • D. HP.

Câu 8: Hiệu suất là tỉ số giữa

  • A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích
  • B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
  • C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
  • D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.

Câu 9: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?

  • A. thế năng giảm.
  • B. cơ năng cực đại tại N.
  • C. cơ năng không đổi.
  • D. động năng tăng.

Câu 10: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

  • A. Vật chuyển động tròn đều.
  • B. Vật được ném ngang.
  • C. Vật đang rơi tự do.
  • D. Vật chuyển động thẳng đều.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất nó nhất định cao
  • B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1
  • C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn
  • D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh

Câu 12: Khi một quả bóng được ném lên thì

  • A. động năng chuyển thành thế năng.
  • B. thế năng chuyển thành động năng.
  • C. động năng chuyển thành cơ năng.
  • D. cơ năng chuyển thành động năng.

Câu 13: Thế năng trọng trường là đại lượng

  • A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  • B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  • C. vectơ cùng hướng với vectơ trọng lực.
  • D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

Câu 14: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

  • A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
  • B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
  • C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
  • D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.

Câu 15: Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Công suất là

  • A. $P=\frac{A}{t}$.
  • B. $P=\frac{t}{A}$.
  • C. $P=\frac{A}{s}$.
  • D. $P=\frac{s}{A}$.

Câu 16: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì

  • A. động lượng của vật không đổi.
  • B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
  • C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
  • D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.

Câu 17: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

  • A. 40 J.
  • B. 2400 J.
  • C. 120 J.
  • D. 1200 J.

Câu 18: Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?

  • A. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.
  • B. Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.
  • C. Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.
  • D. Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.

Câu 19: Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn?

  • A. So sánh công thực hiện của hai người, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • B. So sánh thời gian làm việc, ai làm việc ít thời gian hơn thì người đó khỏe hơn.
  • C. So sánh công thực hiện trong cùng một thời gian, ai thực hiện công lớn hơn thì người đó làm việc khỏe hơn.
  • D. Các phương án trên đều không đúng.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?

  • A. Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.
  • B. Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.
  • C. Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.
  • D. Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.

Câu 21: Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

  • A. phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn.
  • B. chiều: theo chiều chuyển động của vật.
  • C. độ lớn không đổi ν = R.ω.
  • D. cả ba đáp án trên

Câu 22: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì

  • A. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
  • B. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.
  • C. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
  • D. vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.

Câu 23: Một chiếc xe hơi khối lượng 400 kg. Động cơ của xe có công suất 25 kW. Bỏ qua ma sát, coi xe chuyển động thẳng nhanh dần đều. Thời gian xe chạy quãng đường 2 km kể từ lúc đứng yên trên đường ngang là:

  • A. 50 s.
  • B. 100 s.
  • C. 108 s.
  • D. 216 s. 

Câu 24: Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là

  • A. 15 kg.m/s.
  • B. 7 kg.m/s.
  • C. 12 kg.m/s.
  • D. 21 kg.m/s.

Câu 25: Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm

  • A. giảm 8 lần.
  • B. giảm 4 lần.
  • C. giảm 2 lần.
  • D. không thay đổi.

Câu 26: Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục Ox thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn là F1, F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo chiều Ox. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. F1 sinh công dương, F2 không sinh công.
  • B. F1 không sinh công, F2 sinh công dương.
  • C. Cả hai lực đều sinh công dương.
  • D. Cả hai lực đều sinh công âm.

Câu 27: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức hà nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có một học viên có trọng lượng là 700 N chạy đều hết quãng đường 600 m trong 50 s. Động năng của học viên đó là bao nhiêu? Lấy g = 10 $m/s^{2}$.

  • A. 2520 J
  • B. 5040 J
  • C. 420 J
  • D. 840 J

Câu 28: Vật đang chuyển động với vận tốc 25 m/s thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50 m, đỉnh dốc cao 14 m, hệ số ma sát giữa vật và mặt dốc là μt = 0,25. Cho g = 10 $m/s^{2}$. Vận tốc của vật ở đỉnh dốc là

  • A. 33,80 m/s.
  • B. 10,25 m/s.
  • C. 25,20 m/s.
  • D. 9,75 m/s.

Câu 29: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

  • A. 4 cm.
  • B. - 4 cm.
  • C. 44 cm.
  • D. 30 cm.

Câu 30: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là?

  • A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  • B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
  • C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  • D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

Câu 31: Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị $\frac{h}{v}$ gần giá trị nào sau đây nhất?

  • A. 2,0.
  • B. 2,5.
  • C. 3,0.
  • D. 3,5.

Câu 32: Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là?

  • A. 0,04 s.
  • B. 0,02 s.
  • C. 25 s.
  • D. 50 s.

Câu 33: Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là

  • A. 30 kg.m/s.
  • B. 3 kg.m/s.
  • C. 0,3 kg.m/s.
  • D. 0,03 kg.m/s.

Câu 34: Động cơ xăng của ô tô có hiệu suất là 27%. Điều này có nghĩa là chỉ 27% năng lượng được lưu trữ trong nhiên liệu của ô tô được sử dụng để ô tô chuyển động (sinh công thắng lực ma sát). Biết một lít xăng dự trữ năng lượng 30 MJ. Năng lượng trong 1 lít xăng mà ô tô sử dụng được để chuyển động là bao nhiêu MJ?

  • A. 8,0 MJ
  • B. 8,1 MJ
  • C. 11,1 MJ
  • D. 111 MJ

Câu 35: Một vật khối lượng 10 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng

  • A. -1500 J.
  • B. -875 J.
  • C. -1925 J.
  • D. -3125 J.

Câu 36: Xét một cung tròn chắn bởi góc ở tâm bằng 1,8 rad. Bán kính đường tròn này bằng 2,4 cm. Chiều dài của cung tròn này và diện tích của hình quạt giới hạn bởi cung tròn có độ lớn lần lượt bằng:

  • A. 2,16 cm và 5,18 $cm^{2}$.
  • B. 4,32 cm và 10,4 $cm^{2}$.
  • C. 2,32 cm và 5,18 $cm^{2}$.
  • D. 4,32 cm và 5,18 $cm^{2}$.

Câu 37: Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì động năng của nó bằng

  • A. 7 200 J.
  • B. 200 J.
  • C. 200 kJ.
  • D. 72 kJ.

Câu 38: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Khi chạm sàn bi bay ngược trở lại cùng vận tốc theo phương cũ.

  • A. 2 kg.m/s
  • B. 4 kg.m/s
  • C. 6 kg.m/s
  • D. 8 kg.m/s

Câu 39: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?

  • A. 81,33%
  • B. 83,33%
  • C. 71,43%
  • D. 77,33%

Câu 40: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là ρ = 2750 $kg/m^{3}.$

  • A. 2475 kg.
  • B. 24750 kg.
  • C. 275 kg.
  • D. 2750 kg.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác