Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 kết nối tri thức học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 10 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn phát biểu đúng.

  • A. Áp suất nước ở đáy binh chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
  • B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
  • C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
  • D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
  • B. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ.
  • C. Động lượng của một vật có đơn vị của năng lượng.
  • D. Động lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.

Câu 3: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất thì lực nào đóng vai trò lực hướng tâm.

  • A. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh.
  • B. Lực cản của không khí.
  • C. Lực đẩy Acsimet của không khí.
  • D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín

  • A. các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
  • B. các nội lực từng đôi một trực đối.
  • C. không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.
  • D. nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.

Câu 5: Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ

  • A. tăng lên 2 lần.
  • B. tăng lên 8 lần.
  • C. giảm đi 2 lần.
  • D. giảm đi 8 lần.

Câu 6: Lực đàn hồi nói chung và lực đàn hồi của lò xo nói riêng có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống. Trong các vật dụng sau đây, vật dụng nào không ứng dụng lực đàn hồi?

  • A. Bút bi.
  • B. Xe máy.
  • C. Điều khiển từ xa dùng pin.
  • D. Nhiệt kế thủy ngân.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây SAI:

  • A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
  • B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
  • C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
  • D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về một vật chuyển động tròn đều?

  • A. Quỹ đạo chuyển động là một đường tròn hoặc một phần của đường tròn.
  • B. Tốc độ của vật không đổi theo thời gian.
  • C. Với tốc độ xác định, bán kính quỹ đạo càng nhỏ thì phương của vận tốc biến đổi càng nhanh.
  • D. Với bán kính quỹ đạo xác định, nếu tốc độ tăng gấp đôi thì gia tốc hướng tâm cũng tăng gấp đôi.

Câu 9: Hiệu suất là tỉ số giữa

  • A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích
  • B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
  • C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
  • D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.

Câu 10: Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào

  • A. khối lượng chất lỏng.
  • B. trọng lượng của chất lỏng.
  • C. thể tích của chất lỏng.
  • D. độ sâu của điểm đang xét (so với mặt thoáng chất lỏng).

Câu 11: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?

  • A. Động năng.
  • B. Cơ năng.
  • C. Thế năng.
  • D. Vận tốc.

Câu 12: Một lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó không chuyển động. Điều này có nghĩa là

  • A. lực đã sinh công.
  • B. lực không sinh công.
  • C. lực đã sinh công suất.
  • D. lực không sinh công suất.

Câu 13: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì

  • A. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
  • B. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.
  • C. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
  • D. vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.

Câu 14: Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động?

  • A. Trọng lực.
  • B. Lực ma sát.
  • C. Lực hướng tâm.
  • D. Lực hấp dẫn.

Câu 15: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?

  • A. thế năng giảm.
  • B. cơ năng cực đại tại N.
  • C. cơ năng không đổi.
  • D. động năng tăng.

Câu 16: Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình chuyển hóa năng lượng chính nào xảy ra?

  • A. Điện năng chuyển hóa thành động năng.
  • B. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
  • C. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
  • D. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 17: Chọn đáp án đúng.

  • A. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  • B. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng nhiều hơn.
  • C. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng nhỏ hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.
  • D. Khi hai lò xo chịu tác dụng của bởi hai lực kéo/nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, độ biến dạng không phụ thuộc vào độ cứng của mỗi lò xo.

Câu 18: Vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều có đặc điểm:

  • A. phương tiếp tuyến với quỹ đạo của đường tròn.
  • B. chiều: theo chiều chuyển động của vật.
  • C. độ lớn không đổi ν = R.ω.
  • D. cả ba đáp án trên

Câu 19: Khi một quả bóng được ném lên thì

  • A. động năng chuyển thành thế năng.
  • B. thế năng chuyển thành động năng.
  • C. động năng chuyển thành cơ năng.
  • D. cơ năng chuyển thành động năng.

Câu 20: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì

  • A. động lượng của vật không đổi.
  • B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
  • C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
  • D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.

Câu 21: Công suất tiêu thụ của một thiết bị tiêu thụ năng lượng

  • A. là đại lượng đo bằng năng lượng tiêu thụ của thiết bị đó trong một đơn vị thời gian.
  • B. luôn đo bằng mã lực (HP).
  • C. chính là lực thực hiện công trong thiết bị đó lớn hay nhỏ.
  • D. là độ lớn của công do thiết bị sinh ra.

Câu 22: Động cơ xăng của ô tô có hiệu suất là 27%. Điều này có nghĩa là chỉ 27% năng lượng được lưu trữ trong nhiên liệu của ô tô được sử dụng để ô tô chuyển động (sinh công thắng lực ma sát). Biết một lít xăng dự trữ năng lượng 30 MJ. Năng lượng trong 1 lít xăng mà ô tô sử dụng được để chuyển động là bao nhiêu MJ?

  • A. 8,0 MJ
  • B. 8,1 MJ
  • C. 11,1 MJ
  • D. 111 MJ

Câu 23: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng

  • A. 9 kg.m/s.
  • B. 2,5 kg.m/s.
  • C. 6 kg.m/s.
  • D. 4,5 kg.m/s.

Câu 24: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J, thời gian thắp sáng bóng đèn là:

  • A. 1 s.         
  • B. 10 s.       
  • C. 100 s.     
  • D. 1000 s.

Câu 25: Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m. Biết khối lượng riêng của đá hoa cương là $\rho = 2750 kg/m^{3}$.

  • A. 2475 kg.
  • B. 24750 kg.
  • C. 275 kg.
  • D. 2750 kg.

Câu 26: Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là

  • A. $1,52.10^{-4} rad/s ; 1,82.10^{-3} rad/s.$
  • B. $1,45.10^{-4} rad/s ; 1,74.10^{-3} rad/s.$
  • C. $1,54.10^{-4} rad/s ; 1,91.10^{-3} rad/s.$
  • D. $1,48.10^{-4} rad/s ; 1,78.10^{-3} rad/s.$

Câu 27: Một chiếc xe mô tô có khối lượng 220 kg đang chạy với tốc độ 14 m/s. Công cần thực hiện để tăng tốc xe lên tốc độ 19 m/s là bao nhiêu?

  • A. 18150 J.
  • B. 21560 J.
  • C. 39710 J.
  • D. 2750 J.

Câu 28: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10 $m/s^{2}$ và bán kính của Trái Đất bằng R = 6400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là

  • A. 2 giờ 48 phút.
  • B. 1 giờ 59 phút.
  • C. 3 giờ 57 phút.
  • D. 1 giờ 24 phút.

Câu 29: Một động cơ điện cỡ nhỏ được sử dụng để nâng một vật có trọng lượng 2,0 N lên cao 80 cm trong 0,4 s. Hiệu suất động cơ là 20%. Công suất điện cấp cho động cơ bằng

  • A. 0,080 W
  • B. 2,0 W
  • C. 0,80 W
  • D 200 W

Câu 30: Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dần đều xuống một đường dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp ngay sau đó 3 s vật có động lượng là

  • A. 15 kg.m/s.
  • B. 7 kg.m/s.
  • C. 12 kg.m/s.
  • D. 21 kg.m/s.

Câu 31: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức hà nội tổ chức một cuộc thi cho các học viên chạy. Có một học viên có trọng lượng là 700 N chạy đều hết quãng đường 600 m trong 50 s. Động năng của học viên đó là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

  • A. 2520 J
  • B. 5040 J
  • C. 420 J
  • D. 840 J

Câu 32: Treo một vật có trọng lượng 2 N vào một lò xo, lò xo giãn ra 10 mm. Treo một vật khác có trọng lượng P vào lò xo thì nó dãn ra 80 mm. Độ cứng của lò xo và trọng lượng P lần lượt là:

  • A. k = 100 N/m; P = 20 N.
  • B. k = 150 N/m; P = 18 N.
  • C. k = 200 N/m; P = 16 N.
  • D. k = 300 N/m; P = 15 N.

Câu 33: Một vật đặt trên một cái bàn quay, nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,25 và vận tốc góc của mặt bàn là 3 rad/s thì phải đặt vật trên mặt bàn, trong phạm vi một hình tròn có tâm nằm trên trục quay, bán kính bao nhiêu để nó không bị trượt đi.

  • A. 0,277 m.
  • B. 1 m.
  • C. 2 m.
  • D. 2,5 m.

Câu 34: Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g ≈ 10 $m/s^{2}$. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động.

  • A. 10 J.
  • B. 12,5 J.
  • C. 15 J.
  • D. 17,5 J.

Câu 35: Có một vật làm bằng kim loại, khi treo vật đó vào một lực kế và nhúng chìm trong một bình tràn đựng nước thì lực kế chỉ 8,5 N đồng thời lượng nước tràn ra có thể tích 0,5 lít. Hỏi vật đó có khối lượng là bao nhiêu và làm bằng chất gì? Cho khối lượng riêng của nước là 1000 $kg/m^{3}$.

  • A. 13,5 kg – Nhôm.
  • B. 13,5 kg – Đá hoa cương.
  • C. 1,35 kg – Nhôm.
  • D. 1,35 kg – Đá hoa cương.

Câu 36: Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của quả lựu đạn và tiếp tục bay theo hướng cũa với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là?

  • A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  • B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
  • C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.
  • D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

Câu 37: Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 50kg lên cao 2m. Nếu không có ma sát thì lực kéo là 125N. Thực tế có ma sát và lực kế là 175N. Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng dùng ở trên là bao nhiêu?

  • A. 81,33%
  • B. 83,33%
  • C. 71,43%
  • D. 77,33%

Câu 38: Một lò xo có độ cứng 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định, đầu dưới gắn với vật có khối lượng 1 kg. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo giãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc 1 $m/s^{2}$. Bỏ qua mọi ma sát và sức cản. Lấy g = 10 $m/s^{2}$. Quãng đường mà giá đỡ đi được kể từ khi bắt đầu chuyển động đến thời điểm vật rời khỏi giá đỡ và tốc độ của vật khi đó là?

  • A. 6 cm ; 32 cm/s.
  • B. 8 cm ; 42 cm/s.
  • C. 10 cm ; 36 cm/s.
  • D. 8 cm ; 30 cm/s.

Câu 39: Một vật có khối lượng m chuyển động với vân tốc 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 2 m đàng đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật mềm. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc

  • A. 1 m/s
  • B. 2 m/s
  • C. 3 m/s
  • D. 4 m/s

Câu 40: Trên hình là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1 s và thời điểm t2 = 5 s lần lượt bằng

Trên hình là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật

  • A. p1 = 4 kg.m/s và p2 = 0.
  • B. p1 = 0 và p2 = 0.
  • C. p1 = 0 và p2 = - 4 kg.m/s.
  • D. p1 = 4 kg.m/s và p2 = - 4 kg.m/s.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác