Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 10 Sự rơi tự do (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 10 Sự rơi tự do - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?

  • A. Một chiếc khăn voan nhẹ.
  • B. Một sợi chỉ.
  • C. Một chiếc lá cây rụng.
  • D. Một viên sỏi.

Câu 2: Công thức đúng khi mô tả cách tính quãng đường trong chuyển động rơi tự do?

  • A. $s=g.t$
  • B. $s=gt^{2}$
  • C. $s=\frac{1}{2}gt^{2}$
  • D. $s=\frac{v^{2}}{g}$

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?

  • A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
  • B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
  • C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
  • D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.

Câu 4: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào được coi là rơi tự do?

  • A. Hạt bụi chuyển động trong không khí
  • B. Hạt mưa rơi trong không khí
  • C. Vận động viên nhảy cầu
  • D. Chiếc lá rơi trong không khí

Câu 5: Thả vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc của vật khi chạm đất là:

  • A. $2\sqrt{gh}$
  • B. $\sqrt{2gh}$
  • C. $\sqrt{gh}$
  • D. $\sqrt{\frac{gh}{2}}$

Câu 6: Điều kiện nào sau đây để sự rơi của vật trở thành rơi tự do?

  • A. Lực tác dụng lên vật cân bằng
  • B. Vật rơi thẳng đứng
  • C. Vật rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Chuyển động rơi tự do là dạng đặc biệt của chuyển động nào?

  • A. Chuyển động thẳng
  • B. Chuyển động ném ngang
  • C. Chuyển động thẳng nhanh dần
  • D. Chuyển động thẳng chậm dần

Câu 8: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?

  • A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
  • B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
  • C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
  • D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.

Câu 9: Gia tốc rơi tự do g phụ thuộc vào yếu tố nào?

  • A. Vĩ độ địa lí
  • B. Độ cao
  • C. Quãng đường vật đi được
  • D. Vĩ độ địa lí và độ cao

Câu 10: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?

  • A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.
  • B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.
  • C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.
  • D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.

Câu 11: Mối liên hệ giữa vận tốc, quãng đường đi được và gia tốc rơi tự do là

  • A. $v^{2}=2gs$
  • B. $v=2gs$
  • C. $v^{2}=gs$
  • D. $v=gs$

Câu 12: Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?

  • A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  • B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
  • C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
  • D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 13: Thả một hòn đá rơi xuống giếng từ độ cao s, thời gian từ lúc thả đến lúc ta nghe thấy tiếng hòn đá rơi là 3 s. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$ và bỏ qua sức cản của không khí. Quãng đường vật đi được trong 1 s cuối trước khi chạm đất là bao nhiêu?

  • A. 24,5 m
  • B. 4,9 m
  • C. 19,6 m
  • D. 9,8 m

Câu 14: Thả một hòn đá rơi xuống giếng từ độ cao s, thời gian từ lúc thả đến lúc ta nghe thấy tiếng hòn đá rơi là 3 s. Hỏi s có giá trị là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s và lấy g = 9,8 m/s$^{2}$.

  • A. 40,56 m
  • B. 45 m
  • C. 48,86 m
  • D. 54,56 m

Câu 15: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s$^{2}$. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng

  • A. 9,8$\sqrt{2}$ m/s.
  • B. 9,8 m/s.
  • C. 98 m/s.
  • D. 6,9 m/s.

Câu 16: Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc g = 10 m/s$^{2}$, sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?

  • A.35 m.
  • B. 40 m.
  • C. 45 m.
  • D. 50 m.

Câu 17: Tính đường đi của một vật rơi tự do trong giây thứ 4 kể từ lúc thả. Lấy g = 10 m/s$^{2}$

  • A. 35 m.
  • B. 45 m.
  • C. 50 m.
  • D. Không đủ dữ kiện để tính.

Câu 18: Một vật rơi tự do từ độ cao h, g = 10 m/s$^{2}$. Tính thời gian rơi biết quãng đường vật rơi được trong 7 s cuối cùng là 385 m.

  • A. 7 s
  • B. 4 s.
  • C. 6,5 s.
  • D. 9 s.

Câu 19: Một người thả hòn đá từ trên cao cách mặt đất 10 m. Vận tốc của hòn đá trước khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$

  • A. 196 m/s
  • B. 14 m/s
  • C. 98 m/s
  • D. 49 m/s

Câu 20: Một vật rơi tự do, trong 4 s cuối cùng rơi được 320 m. Tính thời gian rơi của vật. Lấy g = 10 m/s$^{2}$

  • A. 20 s.
  • B. 10 s.
  • C. 40 s.
  • D. không đủ dữ kiện để tính.

Câu 21: Một vật rơi tự do từ độ cao h trong thời gian 10 s. Hãy tính thời gian vật rơi trong 95 m cuối cùng. Lấy g = 10 m/s$^{2}$

  • A. 2 s.
  • B. 0,1 s.
  • C. 1 s.
  • D. 3 s.

Câu 22: Thả một hòn sỏi từ độ cao h xuống đất. Hòn sỏi rơi trong 2 s. Nếu thả hòn sỏi từ độ cao 2 h xuống đất thì hòn sỏi sẽ rơi trong bao lâu?

  • A. 2 s.         
  • B. $2\sqrt{2}$ s.              
  • C. 4 s.         
  • D. $4\sqrt{2}$ s.

Câu 23: Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2 là:

  • A. 45m và 20m 
  • B. 20m và 15m         
  • C. 20m và 35m          
  • D. 20m và 10m

Câu 24: Để ước lượng độ sâu của một giếng cạn nước, bạn Nam dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 2s thì Nam nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử tốc độ truyền âm trong không khí là 330 m/s lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Độ sâu của giếng gần nhất với giá trị

  • A. 18,5 m
  • B. 45,5 m
  • C. 28,5 m
  • D. 25,5 m

Câu 25: Hai vật được thả rơi tự do đồng thời từ hai độ cao khác nhau h1, và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất gấp đôi thời gian rơi của vật thứ hai. Bỏ qua lực cản của không khí. Tỉ số các độ cao $\frac{h_{1}}{h_{2}}$ là:

  • A. $\frac{h_{1}}{h_{2}}$ = 2
  • B. $\frac{h_{1}}{h_{2}}$ = 0,5
  • C. $\frac{h_{1}}{h_{2}}$ = 4
  • D. $\frac{h_{1}}{h_{2}}$ = 1

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác