Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 kết nối bài 10: Sự rơi tự do

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối tri thức bài 10: Sự rơi tự do. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. SỰ RƠI TRONG KHÔNG KHÍ

  • Sự rơi nhanh hay chậm của vật phụ thuộc vào độ lớn của lực cản không khí tác dụng lên vật.
  • Trong chân không, mọi vật rơi như nhau.

II. SỰ RƠI TỰ DO

1. Sự rơi tự do

Khái niệm: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

2. Đặc điểm chuyển động rơi tự do

a. Phương và chiều của chuyển động tự do

  • Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
  • Kiểm tra mặt tường: Thả một quả bóng cách mặt tường khoảng 0,5cm nếu khi rơi mà bóng chạm tường thì chứng tỏ mặt tường không phẳng.
  • Đặt êke ở góc vuông của mặt sàn với bức tường, do bề mặt bức tường là mặt phẳng thẳng đứng nên nếu để được êke ở góc vuông đó thì mặt sàn phẳng, nếu không để được thì mặt sàn không phẳng.

Kết luận: Sự rơi dưới tác dụng của trọng lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

b. Tính chất của chuyển động rơi tự do

  • Quãng đường rơi tỉ lệ thuận với bình phương thời gian rơi => Chuyển động rơi là chuyển động nhanh dần đều.
  • Các giá trị gia tốc rơi tự do: 9,802; 9,754; 9,802; 9,790; 9,802 ($m/s^{2}$)

3. Công thức rơi tự do

  • Gia tốc a = g = hằng số
  • Vận tốc tức thời: $v_t=g.t$ 
  • Độ lớn dịch chuyển = Quãng đường đi được: $d = s = \frac{1}{2}.g.t^{2}=\frac{v^{2}_t}{2.g}$
 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức vật lí 10 KNTT bài 10 Sự rơi tự do, kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối bài 10: Sự rơi tự do, Ôn tập vật lí 10 kết nối bài Sự rơi tự do

Bình luận

Giải bài tập những môn khác