Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học khoa học máy tính 11 kết nối tri thức cuối học kì 2( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thẻ số ở giữa dãy có số thứ tự là phần nguyên của phép chia nào?

  •  A. Số lượng thẻ của dãy : 2.
  •  B. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 3.
  •  C. Số lượng thẻ của dãy +1 : 2.
  •  D. (Số lượng thẻ của dãy +1) : 2.

Câu 2: Cho đoạn chương trình sau:

f=open("test.txt",'w')

s=10

f.write(s)

f.close()

Kết quả của đoạn chương trình trên là:

  •    A. Giá trị của s được lưu vào tệp test.txt.
  •    B. Giá trị của s được ghi ra màn hình.
  •    C. Giá trị của s không được lưu vào tệp test.txt.
  •    D. Giá trị của s không được ghi ra màn hình.

Câu 3: Hàm count() được sử dụng để đếm gì trong mảng hai chiều?

  •    A. Số lần xuất hiện của một giá trị cụ thể
  •    B. Số lần xuất hiện của mỗi giá trị
  •    C. Tổng số phần tử trong mảng
  •    D. Số lượng cột trong mảng

Câu 4: Cách khai báo biến mảng sau đây, cách nào sai?

  •    A. ls = list(3).
  •    B. ls = [x for x in range(3)]
  •    C. ls = [int(x) for x in input().split()]
  •    D. ls = [1, 2, 3]

Câu 5: Khi so sánh giá trị cần tìm với giá trị của vị trí giữa, nếu giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị giữa thì:

  •    A. Tìm trong nửa đầu hoặc nửa sau của danh sách.
  •    B. Dừng lại.
  •    C. Tìm trong nửa sau của danh sách.
  •    D. Tìm trong nửa đầu của danh sách.

Câu 6: “Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b”. Đầu ra là:

  •  A. số bé hơn
  •  B. số bằng nhau
  •  C. số lớn hơn
  •  D. hai số a, b

Câu 7: Chương trình sau mắc lỗi gì?

def func(n)

a, b = 0, 1

while a < n:

print(a, end=' ')

a, b = b, a+b

print()

print(func(1000))

  •  A. ZeroDivisionError.
  •  B. NameError.
  •  C. TypeError.
  •  D. Syntax Error.

Câu 8: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

1) Người làm nghề thiết kế và lập trình có nhiều cơ hội việc làm vì hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều công ty phần mềm.

2) Nhân lực cho các công ty phát triển phần mềm đã bão hoà nên cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp nghề thiết kế và lập trình hầu như không có.

3) Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lĩnh vực mới phát triển nên sản phẩm phần mềm cho các lĩnh vực mới đó sẽ rất đa dạng, do đó nhu cầu phát triển nguồn nhân lực nghề thiết kế và lập trình ngày một tăng cao.

4) Chỉ có các công ty sản xuất phần mềm chuyên nghiệp mới cần nhân lực về thiết kế và lập trình.

  •  A. 1, 3
  •  B. 2, 3, 4
  •  C. 2, 3
  •  D. 1, 2, 3

Câu 9: Làm thế nào để thêm một phần tử vào cuối mảng trong Python?

  •  A. array.append(element)
  •  B. array.extend(element)
  •  C. array.add(element)
  •  D. array.insert(-1, element)

Câu 10: Trong các câu sau đây, những câu nào nào SAI

1) Không nhất thiết chỉ có nghề thiết kế và lập trình mới đòi hỏi người làm nghề phải có tính kiên trì, đam mê.

2) Muốn làm nghề thiết kế và lập trình nhất thiết phải thành thạo tiếng Anh.

3) Công nghệ số có tốc độ phát triển rất nhanh nên đòi hỏi người thiết kế và lập trình phải có khả năng tự học, sáng tạo.

4) Tất cả các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam đều rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

  •  A. 1, 2, 4
  •  B. 1, 4
  •  C. 2, 4
  •  D. 2, 3

Câu 11: Thuật toán là gì?

  •    A. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu.
  •    B. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề.
  •    C. Một ngôn ngữ lập trình.
  •    D. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề.

Câu 12: Thuật toán có thể được mô tả bằng:

  •    A. ngôn ngữ logic toán học
  •    B. ngôn ngữ viết
  •    C. ngôn ngữ ký hiệu
  •    D. ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối

Câu 13: Trong tìm kiếm tuần tự thì có mấy điều kiện cần kiểm tra để dừng vòng lặp?

  •  A. 3
  •  B. Không
  •  C. 2
  •  D. 1

Câu 14: Trong thuật toán tìm kiếm nhị phân, ở mỗi lần lặp ta thực hiện mấy bước?

  •  A. 2.
  •  B. 5.
  •  C. 4.
  •  D. 3.

Câu 15: Để xóa 2 phần tử ở vị trí 1 và 2 trong danh sách a hiện tại ta dùng lệnh:

  •  A. del a[1:3]
  •  B. del a[1:2]
  •  C. del a[0:2]
  •  D. del a[0:3]

Câu 16: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đâu ra của thuật toán là?

  •    A. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách.
  •    B. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách.
  •    C. Thông báo “Tìm thấy”.
  •    D. Thông báo “Không tìm thấy”.

Câu 17: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình là:

  •    A. thực hiện thiết kế thuật toán và chương trình bằng phương pháp
  •    B. mỗi bước lớn có thể được chia thành nhiều bước nhỏ hơn để giải quyết độc lập
  •    C. quá trình chi tiết hóa từ ý tưởng của các bước trước thành những hành động cụ thể hơn ở các bước sau.
  •    D. chia việc thiết kế thành từng bước và thực hiện lần lượt các bước

Câu 18: Để khai báo một danh sách rỗng ta dùng cú pháp sau:

  •  A. <tên danh sách> = []
  •  B. <tên danh sách> ==[]
  •  C. <tên danh sách> = 0
  •  D. <tên danh sách> = [0]

Câu 19: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ:

  •  A. Đầu đến cuối
  •  B. Giữa đến đầu
  •  C. Cuối đến đầu
  •  D. Giữa đến cuối

Câu 20: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?

A = [1, 2, ‘3’]

  •  A. string.
  •  B. int.
  •  C. list.
  •  D. float.

Câu 21: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?

  •  A. Nhiều lần.
  •  B. Một lần.
  •  C. Mười lần.
  •  D. Hai lần.

Câu 22: Để lấy ra phần tử ở cuối danh sách a và đồng thời cũng xóa phần tử đó khỏi danh sách ta dùng lệnh:

  •  A. del a()
  •  B. pop()
  •  C. pop a()
  •  D. a.pop()

Câu 23: Chương trình sau phát sinh lỗi gì?

>>> 1 / 0

0.5

>>> 2 ** 3

8

  •  A. TypeError.
  •  B. NameError.
  •  C. Syntax Error.
  •  D. ZeroDivisionError.

Câu 24: Công đoạn “phân tích hệ thống” là:

  •    A. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
  •    B. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.
  •    C. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
  •    D. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.

Câu 25: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

  •    A. Một bức tranh đầy màu sắc.
  •    B. Một bản nhạc hay.
  •    C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
  •    D. Một bài thơ lục bát.

Câu 26: Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?

  •    A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ.
  •    B. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.
  •    C. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ.
  •    D. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

Câu 27: Để khởi tạo danh sách c gồm 100 số 0 ta dùng cú pháp:

  •  A. c = [0]*100
  •  B. c = 0*100
  •  C. c = [0*100]
  •  D. c = 0*[100]

Câu 28: Trong mảng hai chiều, làm thế nào để sắp xếp các hàng theo giá trị của cột 2?

  •  A. array.sort_by_column(1)
  •  B. array.sort(2)
  •  C. array.sort_rows(2)
  •  D. array.sort_by_column(2)

Câu 29: Để ghi xâu s vào biến tệp f ta dùng cú pháp:

  •  A. f.write(s)
  •  B. f.read(s)
  •  C. f=read(s)
  •  D. f=write(s)

Câu 30: Chương trình sau nên sửa như thế nào. Chọn phương án đúng nhất.

fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime']

print(fruits[4])

  •    A. Thay đổi kiểu dữ liệu của từng phần tử trong mảng.
  •    B. Chương trình không có lỗi.
  •    C. Kiểm tra chỉ số của mảng khi thực hiện lệnh.
  •    D. Thay đổi tên mảng.

Câu 31: Công đoạn “lập trình” là:

  •    A. Phân tích nhu cầu của cộng đồng cần phục vụ, xác định vai trò của phần mềm, xác định thông tin đầu vào, đầu ra của hệ thống phần mềm cần xây dựng.
  •    B. Thực hiện các bước thử nghiệm sản phẩm xem có khiếm khuyết gì không để khắc phục kịp thời trước khi phần mềm đến tay người sử dụng.
  •    C. Chuyển những mô tả ở bản thiết kế thành các lệnh thực hiện được trên máy tính để máy tính “hiểu” và “thực hiện” đúng theo thiết kế.
  •    D. Chuyển các yêu cầu về phần mềm thành bản thiết kế phần mềm.

Câu 32: Sơ đồ khối của thuật toán là:

  •    A. ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy tính
  •    B. một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường mũi tên để chỉ hướng thực hiện
  •    C. một biểu đồ gồm các đường cong và các mũi tên chỉ hướng
  •    D. ngôn ngữ tự nhiên

Câu 33: Theo em nghề thiết kế và lập trình trò chơi là:

  •    A. Thiết kế những phần mềm quản lí cho doanh nghiệp.
  •    B. Lập trình các trò chơi hay còn gọi là lập trình games.
  •    C. Lập trình những ứng dụng giáo dục trực tuyến.
  •    D. Giáo viên dạy Tin Học.

Câu 34: Làm thế nào để sao chép một mảng trong Python?

  •  A. array.duplicate()
  •  B. array.clone()
  •  C. array.replicate()
  •  D. array.copy()

Câu 35: Thuật toán tối ưu là?

  •    A. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán…
  •    B. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ…
  •    C. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán…
  •    D. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán…

Câu 36: Để mở tệp bai1.doc để đọc dữ liệu bằng văn bản tiếng Việt Unicode thông dụng hiện nay ta dùng lệnh:

  •    A. f = ("bai1.doc", "r",encoding="utf-8")
  •    B. f = open("bai1.doc", "w",encoding="utf-8")
  •    C. f = open("bai1.doc", "r",encoding="utf-8")
  •    D. f = read("bai1.doc", "r",encoding="utf-8")

Câu 37: Trong các câu sau đây, những câu nào đúng?

  •    A. Khi phát triển phần mềm mỗi người chỉ thực hiện được nhiều nhất không quá hai công đoạn nêu ở câu A.
  •    B. Các nhà phát triển phần mềm chỉ có duy nhất một công việc là phát triển các phần mềm thương mại mới.
  •    C. Nhu cầu phát triển phần mềm ngày một gia tăng là do mỗi doanh nghiệp đều muốn áp dụng công nghệ số để phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh.
  •    D. Khi phát triển phần mềm thì mỗi người làm nghề đều phải thực hiện tất cả các công đoạn chính là: phân tích hệ thống, thiết kế phần mềm, lập trình và kiểm thử.

Câu 38: Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương lai”

  •  A. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý lỗi.
  •  B. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lý.
  •  C. Xử lý lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
  •  D. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.

Câu 39: Hàm reshape() được sử dụng để làm gì trong mảng đa chiều?

  •  A. Thêm một chiều mới vào mảng
  •  B. Thay đổi kích thước của mảng
  •  C. Sắp xếp lại các phần tử của mảng
  •  D. Đảo ngược chiều của mảng

Câu 40: Sau vòng lặp thứ nhất của thuật toán sắp xếp chọn, phương án nào đúng?

  •    A. Phần tử có giá trị nhỏ nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
  •    B. Phần tử có giá trị lớn nhất trong dãy được tìm thấy và đổi chỗ cho phần tử đứng đầu dãy.
  •    C. Các phần tử liền kề được hoán đổi.
  •    D. Phần tử có giá trị nhỏ nhất sẽ đổi vị trí cho phần tử cuối dãy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác