Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học khoa học máy tính 11 cánh diều cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tin học khoa học máy tính 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mỗi mô đun có thể là:

  •    A. một hàm riêng biệt
  •    B. các hàm và thủ tục con
  •    C. một số hàm hoặc thủ tục độc lập
  •    D. một thủ tục

Câu 2: Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương lai”

  •  A. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
  •  B. Xử lý lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn.
  •  C. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lý.
  •  D. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý lỗi.

Câu 3: Bạn An thực hiện thuật toán sắp xếp chọn để sắp xếp dãy chữ cái “c, g, q, a, h, m” theo thứ tự tăng dần. Ở vòng lặp đầu tiên ta sẽ đổi vị trí của chữ cái nào?

  •  A. a.
  •  B. q.
  •  C. c.
  •  D. g.

Câu 4: Chương trình sau nên sửa như thế nào. Chọn phương án đúng nhất

fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime']

print(fruits[4])

  •    A. Thay đổi kiểu dữ liệu của từng phần tử trong mảng.
  •    B. Kiểm tra chỉ số của mảng khi thực hiện lệnh.
  •    C. Chương trình không có lỗi.
  •    D. Thay đổi tên mảng.

Câu 5: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần?

  •  A. Hai lần.
  •  B. Nhiều lần.
  •  C. Mười lần.
  •  D. Một lần.

Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai?

  •    A. Có hai chương trình dịch là biên dịch và thông dịch.
  •    B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sẽ được dịch sang ngôn ngữ máy để thực hiện.
  •    C. Không cần viết chương trình ta vẫn có thể giải một toán trên máy tính.
  •    D. Quá trình giải toán bằng lập trình trên máy tính có 4 bước.

Câu 7: Thuật toán tối ưu là:

  •    A. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...
  •    B. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán...
  •    C. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ...
  •    D. Sử dụng nhiều thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán...

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?

  •    A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
  •    B. Độ dài tối đa của mảng là 255
  •    C. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
  •    D. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng

Câu 9: Để đóng biến tệp f khi kết thúc làm việc ta dùng lệnh:

  •  A. close()
  •  B. f.close()
  •  C. close(f)
  •  D. f=close()

Câu 10: Chương trình sau có lỗi ở dòng lệnh nào?

n = int(input("Nhập số tự nhiên n: "))

s = ""

for i in range(10):

s = s + i

  •  A. 3.
  •  B. 4.
  •  C. 1.
  •  D. 2.

Câu 11: Chương trình nguồn là:

  •    A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy.
  •    B. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  •    C. Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp.
  •    D. Chương trình viết bằng mã nhị phân.

Câu 12: Làm thế nào để thêm một phần tử vào cuối mảng trong Python?

  •  A. array.append(element)
  •  B. array.insert(-1, element)
  •  C. array.add(element)
  •  D. array.extend(element)

Câu 13: Mô tả thuật toán sắp xếp chọn bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?

  •  A. 2
  •  B. 5
  •  C. 3
  •  D. 4

Câu 14: Để tạo xâu in thường từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm:

  •  A. str()
  •  B. upper()
  •  C. len()
  •  D. lower()

Câu 15: Để biết độ dài của xâu s ta dùng hàm:

  •  A. length(s)
  •  B. str(s)
  •  C. len(s)
  •  D. s.len()

Câu 16: Hãy chọn phương án ghép đúng. Tệp truy cập trực tiếp

  •    A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó.
  •    B. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.
  •    C. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII.
  •    D. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó.

Câu 17: Cho đoạn chương trình sau:

f=open("test.txt",'w')

s=10

f.write(s)

f.close()

Kết quả của đoạn chương trình trên là:

  •    A. Giá trị của s không được lưu vào tệp test.txt.
  •    B. Giá trị của s được ghi ra màn hình.
  •    C. Giá trị của s được lưu vào tệp test.txt.
  •    D. Giá trị của s không được ghi ra màn hình.

Câu 18: Chương trình sau phát sinh lỗi gì?

>>> 1 / 0

0.5

>>> 2 ** 3

8

  •  A. TypeError.
  •  B. NameError.
  •  C. Syntax Error.
  •  D. ZeroDivisionError.

Câu 19: Mục đích của sơ đồ khối là gì?

  •    A. Để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện thuật toán.
  •    B. Để mô tả chi tiết một chương trình.
  •    C. Để mô tả các chỉ dẫn cho máy tính “hiểu" về thuật toán.
  •    D. Để mô tả các chỉ dẫn cho con người hiểu về thuật toán.

Câu 20: Mục đích của việc kiểm thử chương trình là:

  •  A. Mô tả chi tiết bài toán.
  •  B. Xác định lại bài toán.
  •  C. Phát hiện và sửa lỗi.
  •  D. Để tạo ra một chương trình mới

Câu 21: Đối tượng dưới đây thuộc kiểu dữ liệu nào?

A = [1, 2, ‘3’]

  •  A. int.
  •  B. list.
  •  C. float.
  •  D. string.

Câu 22: Chọn phương án tốt nhất trong định nghĩa về hợp ngữ (assembly). Hợp ngữ  là loại ngôn ngữ

  •    A. Là loại ngôn ngữ không viết bằng mã nhị phân được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng chữ
  •    B. Là ngôn ngữ có các lệnh được viết trong mã chữ nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy
  •    C. Máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch
  •    D. Là ngôn ngữ lập trình mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân

Câu 23: Cho đoạn chương trình sau:

f = open("test.txt",'r',encoding = 'utf-8')

a = f.readline()

print((a))

f.close()

Kết quả của đoạn chương trình trên là:

  •    A. Dòng thứ 2 trong tệp test.txt
  •    B. Dòng đầu tiên trong tệp test.txt
  •    C. Dòng cuối cùng trong tệp test.txt
  •    D. Toàn bộ dữ liệu trong tệp test.txt

Câu 24: Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?

  •    A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
  •    B. Độ dài tối đa của mảng là 255
  •    C. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
  •    D. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng

Câu 25: Khẳng định nào sau đây là sai?

  •    A. Những nghề thuộc nhóm thiết kế và lập trình chỉ có thể làm ở cơ quan tư nhân.
  •    B. Các hệ thống ngân hàng, tài chính hay tư nhân đều phải sử dụng hệ thống phần mềm phức tạp, có tính nghiệp vụ cao. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội lớn cho những người thiết kế và lập trình.
  •    C. Lập trình viên có cơ hội làm việc ở các vị trí trong các cấp chính quyền, cấp bộ ngành, chính phủ.
  •    D. Thế giới công nghệ thay đổi từng giây, từng phút, từng giờ. Những kiến thức được học sẽ nhanh bị cũ, vì vậy phải học tập không ngừng.

Câu 26: Ngôn ngữ máy là:

  •    A. Các ngôn từ mà chương trình viết trên chúng sau khi dịch ra hệ nhị phân thì máy hoàn toàn có thể chạy được.
  •    B. Bất cứ ngôn từ lập trình nào mà hoàn toàn có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực thi.
  •    C. Ngôn ngữ để viết những chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân.
  •    D. Diễn đạt thuật toán để hoàn toàn có thể giao cho máy tính triển khai.

Câu 27: Chỉ ra phương án sai:

Ý nghĩa của việc chi bài toán thành bài toán nhỏ hơn là:

  •    A. Làm cho công việc trở nên phức tạp hơn.
  •    B. Giúp công việc dễ giải quyết hơn.
  •    C. Giúp bài toán trở nên dễ hiểu hơn.
  •    D. Giúp công việc đơn giản hơn.

Câu 28: Để khởi tạo danh sách c gồm 100 số 0 ta dùng cú pháp:

  •  A. c = [0*100]
  •  B. c = 0*[100]
  •  C. c = [0]*100
  •  D. c = 0*100

Câu 29: Cho xâu s1=’ab’, xâu s2=’a’ với cú pháp: s2 in s1 cho kết quả là:

  •  A. False
  •  B. true
  •  C. false
  •  D. True

Câu 30: Xác định bài toán: “ kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không? ”

  •    A. Input: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố; Output: Nhập số n
  •    B. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố
  •    C. Input: n là số nguyên tố; Output: Nhập số n
  •    D. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố

Câu 31: Để đọc mỗi lần một dòng từ tệp biến tệp f ta dùng lệnh:

  •  A. s := f.readline()
  •  B. s = readline()
  •  C. s = f.readline()
  •  D. s = f.read()

Câu 32: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình?

  •    A. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,...
  •    B. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước.
  •    C. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau.
  •    D. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình.

Câu 33: Dãy số sau thực hiện mấy vòng lặp khi thực hiện sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy theo thứ tự tăng dần?

Dãy ban đầu: 13, 14, 8, 9, 4, 5

  •  A. 4.
  •  B. 3.
  •  C. 5.
  •  D. 6.

Câu 34: Cho dãy số: 15, 1, 31, 9, 78, 42. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy trên tăng dần thì sau bao nhiêu lượt đổi chỗ thì thuật toán kết thúc?

  •  A. 5
  •  B. 4
  •  C. 2
  •  D. 3

Câu 35: Để mở và ghi dữ liệu vào tệp b.txt với biến tệp f ta dùng lệnh:

  •    A. f := open(“b.txt”,w")
  •    B. f = open(“b.txt”,w")
  •    C. f = open(b.txt )
  •    D. f = open(”b.txt”,"r")

Câu 36: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước?

  •  A. 2
  •  B. 5
  •  C. 4
  •  D. 3

Câu 37: Để khởi tạo xâu s rỗng ta dùng lệnh:

  •  A. s=[]
  •  B. s=“”
  •  C. s=0
  •  D. s=’0’

Câu 38: Mảng có kích thước n thì các phần tử mảng được đánh chỉ số tuần tự từ ?

  •  A. 0 đến n - 3
  •  B. 0 đến n - 2
  •  C. 0 đến n – 4
  •  D. 0 đến n – 1

Câu 39: Hàm sum() có thể được sử dụng để tính tổng của các phần tử ở đâu trong mảng hai chiều?

  •  A. Tổng của mỗi cột
  •  B. Tổng của mỗi hàng
  •  C. Tổng của tất cả các phần tử
  •  D. Tổng của đường chéo chính

Câu 40: Để xóa tất cả các phần tử trong danh sách ta dùng hàm gì?

  •  A. append()
  •  B. remove()
  •  C. pop()
  •  D. clear()

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác