Tắt QC

Trắc nghiệm Tin học 11 Cánh diều KHMT bài 15 Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm tin học 11 định hướng Khoa học máy tính cánh diều bài 15 Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng - Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hãy cho biết ý tưởng nào sau đây nói về phương pháp sắp xếp chọn tăng dần (select sort)?

  • A. Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp
  • B. Lần lượt lấy phần tử của danh sách chèn vị trí thích hợp của nó trong dãy
  • C. Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhất; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai cho đến phần tử cuối cùng
  • D. Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào bé hơn được cho lên vị trí trên

Câu 2: Hãy cho biết ý tưởng nào sau đây nói về phương pháp sắp xếp nổi bọt (bubble sort)?

  • A. Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp
  • B. Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên
  • C. Lần lượt lấy phần tử của danh sách chèn vị trí thích hợp của nó trong dãy bằng cách đẩy các phần tử lớn hơn xuống
  • D. Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhất; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai cho đến phần tử cuối cùng

Câu 3: Hãy cho biết ý tưởng nào sau đây nói về phương pháp sắp xếp chèn (insertion sort)?

  • A. Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp
  • B. Lần lượt lấy phần tử của danh sách chèn vị trí thích hợp của nó trong dãy bằng cách đẩy các phần tử lớn hơn xuống
  • C. Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhất; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai cho đến phần tử cuối cùng
  • D. Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếp nhau, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên

Câu 4: Hãy cho biết ý tưởng nào sau đây nói về phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort)?

  • A. Chọn phần tử bé nhất xếp vào vị trí thứ nhất bằng cách đổi chổ phần tử bé nhất với phần tử thứ nhất; Tương tự đối với phần tử nhỏ thứ hai cho đến phần tử cuối cùng
  • B. Bắt đầu từ cuối dãy đến đầu dãy, ta lần lượt so sánh hai phần tử kế tiếpnh u, nếu phần tử nào nhỏ hơn được đứng vị trí trên
  • C. Phân đoạn dãy thành nhiều dãy con và lần lượt trộn hai dãy con thành dãy lớn hơn, cho đến khi thu được dãy ban đầu đã được sắp xếp
  • D. Lần lượt chia dãy phần tử thành hai dãy con bởi một phần tử khoá (dãy con trước khoá gồm các phần tử nhỏ hơn khoá và dãy còn lại gồm các phần tử lớn hơn khoá)

Câu 5: Phương pháp nào sau đây chính là phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort)?

  • A. Phương phap trộn
  • B. Phương pháp vun đống
  • C. Phương pháp chèn
  • D. Phương pháp phân đoạn

Câu 6: Khi lưu trữ cây nhị phân dưới dạng mảng, nếu vị trí của nút cha trong mảng là 3 thì vị trí tương ứng của nút con phải sẽ bao nhiêu trong các phương án sau?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 7

Câu 7: Giải thuật đệ quy là:

  • A. Trong giải thuật của nó có lời gọi tới chính nó
  • B. Trong giải thuật của nó có lời gọi tới chính nó nhưng với phạm vi lớn hơn
  • C. Trong giải thuật của nó có lời gọi tới chính nó nhưng với phạm vi nhỏ hơn
  • D. Trong giải thuật của nó có lời gọi tới một giải thuật khác đã biết kết quả

Câu 8: Đặc điểm của giải thuật đệ quy:

  • A. Có một trường hợp đặc biệt, trường hợp suy biến Khi trường hợp này xảy ra thì bài toán còn lại sẽ được giải quyết theo một cách khác
  • B. Trong thủ tục đệ quy có lời gọi đến chính thủ tục đó
  • C. Sau mỗi lần có lời gọi đệ quy thì kích thước của bài toán được thu nhỏ hơn trước
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Danh sách tuyến tính là:

  • A. Danh sách dạng được lưu dưới dạng mảng
  • B. Danh sách tuyến tính là một danh sách rỗng
  • C. Danh sách mà quan hệ lân cận giữa các phần tử được xác định
  • D. Danh sách tuyến tính là một danh sách có dạng (a1, a2, ..., an)

Câu 10: Ưu điểm của việc cài đặt danh sách bằng mảng:

  • A. Có thể thay đổi số lượng phần tử theo ý muốn của người dùng
  • B. Có thể bổ sung hoặc xóa một phần tử bất kỳ trong mảng
  • C. Việc truy nhập vào phần tử của mảng được thực hiện trực tiếp dựa vào địa chỉ tính được (chỉ số), nên tốc độ nhanh và đồng đều đối với mọi phần tử
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 11: Danh sách tuyến tính dạng ngăn xếp là:

  • A. Là một danh sách tuyến tính trong đó phép bổ sung sung một phần tử vào ngăn xếp được thực hiện ở một đầu, Và phép loại bỏ không thực hiện được
  • B. Là một danh sách tuyến tính trong đó phép bổ sung một phần tử vào ngăn xếp được thực hiện ở một đầu , và phép loại bỏ được thực hiện ở đầu kia
  • C. Là một danh sách tuyến tính trong đó phép bổ sung một phần tử vào ngăn xếp và phép loại bỏ một phần tử khỏi ngăn xếp luôn luôn thực hiện ở tại một vị trí bất kì trong danh sách
  • D. Là một danh sách tuyến tính trong đó phép bổ sung một phần tử vào ngăn xếp và phép loại bỏ một phần tử khỏi ngăn xếp luôn luôn thực hiện ở một đầu gọi là đỉnh

Câu 12: Định nghĩa danh sách tuyến tính Hàng đợi (Queue):

  • A. Hàng đợi là kiểu danh sách tuyến tính trong đó, phép bổ sung một phần tử được thực hiện ở một đầu, gọi là lối sau (rear) hay lối trước (front). Phép loại bỏ không thực hiện được
  • B. Là một danh sách tuyến tính trong đó phép bổ sung một phần tử và phép loại bỏ một phần tử được thực hiện ở tại một vị trí bất kì trong danh sách
  • C. Hàng đợi là kiểu danh sách tuyến tính trong đó, phép bổ sung phần tử ở một đầu, gọi là lối sau (rear) và phép loại bỏ phần tử được thực hiện ở đầu kia, gọi là lối trước (front)
  • D. Hàng đợi là kiểu danh sách tuyến tính trong đó, phép bổ sung một phần tử hay loại bỏ được thực hiện ở một đầu danh sách gọi là đỉnh (Top)

Câu 13:  Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ hai là:

  • A. {0 1 2 6 5 7 9 3 8 4}
  • B. {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}
  • C. {0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}
  • D. {0 1 2 6 5 7 9 3 4 8}

Câu 14: Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ ba là:

  • A. {0 1 2 6 5 7 9 3 8 4}
  • B. {0 1 2 6 5 7 9 3 4 8}
  • C. {0 1 2 3 6 5 7 9 8 4}
  • D. {0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}

Câu 15:  Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ tư là:

  • A. {0 1 2 3 6 5 7 9 8 4}
  • B. {0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}
  • C. {0 1 2 3 5 7 9 4 8 6}
  • D. {0 1 2 3 5 7 9 6 8 4}
  • Câu 16: Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ năm là:
  • A. {0 1 2 3 6 5 7 9 8 4}
  • B. {0 1 2 3 5 7 9 4 8 6}
  • C. {0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}
  • D. {0 1 2 3 4 7 9 6 8 5}

Câu 16:  Cho dãy số {6 1 3 0 5 7 9 2 8 4}. áp dụng phương pháp sắp xếp lựa chọn (Select sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {0 1 3 6 5 7 9 2 8 4}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ sáu là:

  • A. {0 1 2 3 4 7 9 6 8 5}
  • B. {0 1 2 3 4 5 6 9 8 7}
  • C. {0 1 2 3 4 5 6 7 8 9}
  • D. {0 1 2 3 4 5 9 6 8 7}

Câu 17: Cho dãy số {3 1 6 0 5 4 8 2 9 7}. áp dụng phương pháp sắp xếp nhanh (Quick sort) sau lần lặp đầu tiên của giải thuật ta có kết quả: {(0 1 2) 3 (5 4 8 6 9 7)}. Dãy số thu được sau lần lặp thứ bốn là:

  • A. {(0) 1 (2 3) 4 (5 6) 7 (8 9)}
  • B. {0 1 2 3 (5 4 8 6 9 7)}
  • C. {(3) 1 (6 0) 5 (4 8) 2 (9 7)}
  • D. {0 1 (2) 3 (5 4) 8 (6 9 7)}

Câu 18: Cho dãy số sau: 40 25 75 15 65 55 90 30 95 85. Áp dụng phương pháp sắp xếp hòa nhập (Merge_Sort) trực tiếp, sau lượt 1 dãy sẽ được sắp xếp lại như thế nào?

  • A. [15 40] [30 25] [55 65] [75 85] [90 95]
  • B. [40 25] [55 15] [30 65] [75 90] [85 95]
  • C. [15 25] [40 75] [30 55] [65 90] [85 95]
  • D. [25 40] [15 75] [55 65] [30 90] [85 95]

Câu 19: Cho dãy số sau: 14 32 10 43 57 87 55 36 97 11. Áp dụng phương pháp tìm kiếm tuần tự, sau bao nhiều lần thực hiện phép so sánh ta sẽ tìm thấy số 43?

  • A. 2 lần
  • B. 3 lần
  • C. 4 lần
  • D. 5 lần

Câu 20: Cho dãy số sau: 10 11 14 32 36 43 55 57 87 97 . Áp dụng phương pháp tìm kiếm nhị phân, sau bao nhiêu lần phân đoạn ta sẽ tìm thấy số 43?

  • A. 2 lần
  • B. 3 lần
  • C. 4 lần
  • D. 5 lần

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác