Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nét tính cách nào của Trần Quốc Toản được thể hiện qua lời đối thoại “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước” với vua?
- A. Nóng nảy, tự ái, hờn tủi của một thanh niên mới lớn.
B. Dũng cảm, giàu lòng yêu nước, dám hy sinh cả mạng sống vì dân tộc của mình.
- C. Ham học hỏi, trọng tình nghĩa.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 2: Chứng kiến hành động và nghe lời tâu bày của Trần Quốc Toản, vua Thiệu Bảo có thái độ và cách xử lí như thế nào? Thái độ và cách xử lí đó cho thấy điều gì ở vị vua này?
A. Vua khen ngợi Trần Quốc Toản còn trẻ mà có chí lớn và ban tặng chàng một quả cam quý. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, công bằng, biết trọng dụng người tài.
- B. Vua phê bình Trần Quốc Toản còn trẻ người non dạ. Điều đó thể hiện vua là một người anh minh, biết cách nhìn người.
- C. Vua tha tội chết cho Trần Quốc Toản và cho rằng chàng còn nông nổi, không nên ra trận đánh giặc.
- D. Đáp án B,C đúng.
Câu 3: Các sự việc trong đoạn trích “Quang Trung đại phá quân Thanh” được kể theo trình tự như thế nào?
A. Thời gian.
- B. Không gian.
- C. Tuyến tính, thời gian.
- D. Tuyến tính.
Câu 4: Em hãy giải thích nghĩa của từ “lương tri, lương năng”?
A. Lương tri là người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
- B. Lương tri là người không có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
- C. Lương tri là người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn.
- D. Lương năng là người có tài năng, phẩm cách tốt.
Câu 5: Từ “lẻo khoẻo” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” có nghĩa là gì?
A. gầy gò, trông ốm yếu, thiếu sức sống
- B. Dáng vẻ xanh xao của người mới ốm dậy
- C. Thể trạng của những người bị mắc nghiện
- D. Gầy và cao
Câu 6: Từ nào dưới đây là từ tượng hình miêu tả dáng đi của người
- A. Lù đù
- B. Lom khom
- C. Rón rén
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 7: Câu thơ nào trong bài thơ Thu điếu có sự xuất hiện của âm thanh?
- A. “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo / Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
- B. “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí / Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
- C. “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”
D. “Tựa gối buông cần lâu chẳng được / Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Câu 8: Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc trong hai câu cuối bài thơ Thu điếu?
- A. Tả cảnh ngụ tình
B. Lấy động tả tĩnh
- C. Tăng tiến
- D. Hình ảnh ước lệ, tượng trưng
Câu 9: Em có cảm nhận gì về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường?
- A. Tác giả mang trong lòng nỗi căm thù giặc Nguyên đã xâm lược nước ta.
- B. Tác giả mang trong lòng niềm tự hào dân tộc.
- C. Tác giả bồi hồi xao xuyến khi nhớ về quê hương.
D. Tác giả mang trong mình một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương.
Câu 10: Em có suy nghĩ gì khi tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê
- A. Vị vua Trần Nhân Tông dù là một người có địa vị tối cao nhưng luôn gắn bó máu thịt với làng quê, luôn quan tâm và gần gũi với người dân ở thôn quê.
- B. Vị vua Trần Nhân Tông là một vị vua có tâm hồn gắn bó máu thịt với miền quê thôn dã, gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân.
- C. Vị vua Trần Nhân Tông là một người gắn bó sâu sắc với nhân dân, hiểu và cảm thông cho cuộc sống của họ.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 11: Từ nào đã được đảo lên đầu để nhấn mạnh ý gợi tả: "Đáng yêu biết bao, dòng sông quê tôi"
- A. Đáng yêu
- B. Dòng sông
C. Đáng yêu biết bao
- D. Biết bao
Câu 12: Từ nào đã được đảo lên đầu để nhấn mạnh ý gợi tả: "Tập nập trên đường, những chuyến xe qua"
- A. Những chuyến xe
- B. Trên đường
C. Tấp nập trên đường
- D. Trên đường
Câu 13: Đoạn văn: "Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn lưu giữ lại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế". (Ca Huế trên sông Hương) Đoạn văn trên nói về nội dung gì?
- A. Về những người chơi đàn trong các buổi xướng ca.
- B. Về nguồn gốc của chiếc áo dài Việt Nam.
C. Về những người ca Huế và trang phục của họ.
- D. Về giá trị tinh thần của các làn điệu ca Huế.
Câu 14: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Ca Huế trên sông Hương là gì?
- A. Miêu tả.
- B. Biểu cảm.
- C. Tự sự và biểu cảm.
D. Miêu tả và biểu cảm.
Câu 15: Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?
- A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
- B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
- C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
Câu 16: Người ta thường viết hịch khi nào?
A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm.
- B. Khi đất nước thanh bình.
- C. Khi đất nước phồn vinh.
- D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh.
Câu 17: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào?
Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên và để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn chí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng.
A. Diễn dịch
- B. Song hành
- C. Liệt kê
- D. Quy nạp
Câu 18: Đoạn văn sau được trình bày theo hình thức nào?
Trong cái tiết trời mùa thu se lạnh, mát mẻ chan hòa ánh nắng đẹp đẽ như hôm nay thì ngày 20/10 lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong những ngày tri ân đẹp đẽ này, hình ảnh đôi mắt với nhiều nếp nhăn và những lo âu của mẹ luôn hiện hữu trong tâm trí tôi. Bao nhiêu lời yêu thương cũng không đủ để dành tặng cho người phụ nữ cả đời lam lũ vì tôi ấy. Những tia nắng mùa thu mang hơi ấm dịu dàng như cách mẹ tôi quan tâm đến tôi. Ngày 20/10 không chỉ là ngày chúng ta dành những món quà xinh đẹp nhất cho những người phụ nữ yêu thương mà còn là ngày chúng ta biết ơn đến họ.
- A. Diễn dịch
- B. Song hành
- C. Liệt kê
D. Quy nạp
Câu 19: Bằng chứng tác giả đưa ra cho lí lẽ “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta” là gì?
- A. Cuộc chiến chống quân Mông – Nguyên, đội quân xâm lược rất mạnh.
- B. Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu,…
- C. Tinh thần chiến đấu của Quang Trung
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 20: Bằng chứng tác giả đưa ra cho lí lẽ “Những gì mà đồng bào ta ngày nay làm được rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước” là gì?
- A. Đoạn “Đồng bào ta … nồng nàn yêu nước”.
- B. Tất cả mọi người dân Việt Nam trong cuộc chiến năm xưa đều đứng lên kháng chiến.
C. Đoạn “Từ các cụ già tóc bạc … quyên đất ruộng cho Chính phủ”.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào:
Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một nhân vật giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại duy nhất 1 người con trai, một con chó vàng cùng một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ, người con trai phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su, còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó. Ông lão yêu thương chăm sóc nó nó lắm, “âu yếm gọi nó là “cậu Vàng”; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó…”. Chao ôi ! Thứ tình cảm mà lão dành cho nó lớn làm sao. Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, đắn đo mãi, Lão Hạc mới buộc lòng phải bán cậu Vàng. Lão vô cùng đau khổ, thương xót nó bởi lão đã quá nặng lòng yêu thương coi nó như người thân, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ân hận, cho là mình đã lừa một con chó. Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở con người ấy vẫn có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão Hạc dành cho chó Vàng khiến người đọc phải xúc động tận đáy lòng.
- A. Song song
- B. Quy nạp
C. Phối hợp
- D. Diễn dịch
Câu 22: Đoạn văn dưới đây được trình bày theo cách nào:
Phan Tòng cầm quân rồi hy sinh, đầu còn đội khăn tang. Hồ Huân Nghiệp lúc sắp bị hành hình mới có thì giờ nghĩ đến mẹ già. Phan Đình Phùng đành nuốt giận khi biết giặc và tay sai đốt nhà, đào mả và khủng bố gia đình thân thuộc của mình. Cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ gánh gia đình rất nặng mà Cao Thắng cứ bỏ đi cứu nước rồi chết.
A. Song song
- B. Diễn dịch
- C. Phối hợp
- D. Quy nạp
Câu 23: Trần Tế Xương viết bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” với dụng ý gì?
- A. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kỳ thi này khoa Đinh Dậu (1897).
- B. Ca ngợi tính ưu việt trong cách chọn nhân tài của triều đình nhà Nguyễn.
C. Vẽ nên một bức tranh bát nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời bộc lộ tâm trạng của mình trước hiện thực đảo điên.
- D. Cảm thương cho buổi “chợ chiều” của nền Nho học Việt Nam
Câu 24: Trong bài “Vịnh khoa thi Hương”, hình ảnh bát nháo, kì quặc và ô hợp của kì thi này thể hiện ở câu thơ nào dưới đây?
- A. Nhà nước ba năm mở một khoa/Trường Nam thi lẫn với trường Hà
B. Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ/Ậm oẹ quan trường miệng thét loa
- C. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến/Váy lê quét đất mụ đầm ra
- D. Nhân tài đất Bắc nào ai đó,/Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà
Câu 25: Thành ngữ "Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục" có nghĩa là:
- A. Một ngày trong tù lâu bằng ngàn năm sống ở bên ngoài
B. Đến nhà thì phải kính trọng phong tục của người ta
- C. Khi nước nhà bị nạn thì các công dân phải có trách nhiệm đứng lên bảo vệ sông núi
- D. Có một nghề tinh xảo thì thân được sung sướng suốt đời.
Câu 26: Ban trưởng ở nhà lao Lai Tân có tật xấu nào?
- A. Háo sắc.
- B. Hút thuốc phiện
C. Đánh bạc.
- D. Ăn hối lộ
Câu 27: Bộ máy quan lại ở Lai Tân được thể hiện như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ?
- A. Làm tròn trách nhiệm và phận sự của mình.
- B. Làm việc một cách hình thức.
- C. Chỉ quan tâm đến việc bóc lột người dân.
D. Không làm tròn chức năng của người đại diện pháp luật.
Câu 28: Lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục nằm ở vị trí nào trong vở kịch Trưởng giả học làm sang ?
A. Kết thúc hồi II của vở kịch
- B. Mở đầu hồi II của vở kịch
- C. Kết thúc cả vở kịch
- D. Kết thúc hồi III của vở kịch
Câu 29: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục gồm mấy cảnh ?
- A. Bốn cảnh
- B. Ba cảnh
C. Hai cảnh
- D. Một cảnh
Câu 30: Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Giuốc-đanh trong đoạn trích là gì?
- A. Trong một gia đình trí thức, bản thân ông được học hành tử tế.
- B. Trong một gia đình quý tộc sang trọng.
C. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
- D. Trong một gia đình thuộc dòng họ vua chúa.
Bình luận