Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” sáng tác năm bao nhiêu?

  • A. 1950
  • B. 1956
  • C. 1964
  • D. 1960

Câu 2: "Lá cờ thêu sáu chữ vàng” gồm bao nhiêu phần?

  • A. 2 phần.
  • B. 3 phần.
  • C. 4 phần.
  • D. 6 phần.

Câu 3: Nội dung của “Quang Trung đại phá quân Thanh” là gì?

  • A. Thể hiện tấm lòng yêu nước của vua Quang Trung.
  • B. Tập trung phơi bày sự thối nát dẫn đến sụp đổ tất yếu của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, đồng thời ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ lãnh đạo.
  • C. Ghi chép lại những sự kiện lịch sử - xã hội có thực.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Hành động, thái độ của vua Lê Chiêu Thống khi nghe tin quân Tây Sơn kéo vào thành?

  • A. Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung.
  • B. Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn.
  • C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?

  • A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
  • B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình.
  • C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Xuất xứ của bài thơ “Ta đi tới”?

  • A. Trích trong tập “Máu lửa”.
  • B. Trích trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
  • C. Trích trong tập “Việt Bắc”.
  • D. Trích trong tập “Gió lộng”.

Câu 7: Bài thơ “Ta đi tới” được sáng tác vào tháng mấy?

  • A. Tháng 8 năm 1954.
  • B. Tháng 8 năm 1955.
  • C. Tháng 9 năm 1954.
  • D. Tháng 10 năm 1955.

Câu 8: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ta đi tới” là?

  • A. Thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã kết thúc thắng lợi.
  • B. Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
  • C. Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thất bại.
  • D. Đáp án B,C đúng.

Câu 9: Các từ ngữ: hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

  • A. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
  • B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
  • C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  • D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 10: "Vắng teo" trong câu thơ "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" (Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) nghĩa là:

  • A. Rất vắng, không có hoạt động của con người.
  • B. Không có mặt ở nơi lẽ ra phải có mặt.
  • C. Vắng vẻ và thưa thớt.
  • D. Vắng vẻ và lặng lẽ.

Câu 11: Cho các câu văn sau:

Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một cái bát lớn đến chỗ chồng nằm.

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rối hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Tìm từ tượng hình trong các câu văn trên:

  • A. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
  • B. rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, nham nhảm.
  • C. chỏng quèo, rón rén, soàn soạt.
  • D. soàn soạt, bịch, bốp.

Câu 12: Trần Nhân Tông đã lãnh đạo nhân dân ta đánh quân xâm lược nào?

  • A. Quân Thanh
  • B. Quân Mông
  • C. Quân Nguyên
  • D. Quân Minh

Câu 13: Từ nào đã được đảo lên đầu để nhấn mạnh ý gợi tả: "Tập nập trên đường, những chuyến xe qua"

  • A. Những chuyến xe
  • B. Trên đường
  • C. Tấp nập trên đường
  • D. Trên đường

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng về tác dụng  khi kết hợp hai dòng nhạc dân gian và cung đình?

  • A. Làm phong phú thêm các làn điệu ca Huế
  • B. Phục vụ đắc lực cho văn hóa cung đình
  • C. Tạo nên vẻ đẹp sang trọng, quý phái vừa mộc mạc, đằm thắm cho các làn điệu ca Huế.
  • D. Đưa nhã nhạc vào đời sống người dân.

Câu 15: “Hịch tướng sĩ là … bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta.” Cụm từ nào điền vào chỗ trống trong câu văn trên cho phù hợp ?

  • A. áng thiên cổ hùng văn
  • B. tiếng kèn xuất quân
  • C. lời hịch vang dậy núi sông
  • D. bài văn chính luận xuất sắc

Câu 16: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu?

  • A. So sánh.
  • B. Liệt kê.
  • C. Cường điệu.
  • D. Nhân hoá.

Câu 17: Lý do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?

  • A. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng.
  • B. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ.
  • C. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình.
  • D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách.

Câu 18: Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

  • A. Song hành
  • B. Quy nạp
  • C. Diễn dịch
  • D. Móc xích

Câu 19: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào ?

  • A. Câu mở đầu tác phẩm
  • B. Câu mở đầu đoạn hai
  • C. Câu mở đầu đoạn ba
  • D. Phần kết luận.

Câu 20: Trong bài văn trên, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào ?

  • A. Trong quá khứ
  • B. Trong hiện tại
  • C. Trong quá khứ và hiện tại
  • D. Trong tương lai

Câu 21: Bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào ?

  • A. Thời kì kháng chiến chống Pháp
  • B. Thời kì kháng chiến chống Mỹ
  • C. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
  • D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 22: Tác giả đã thể hiện quan điểm như thế nào khi bàn về bài thơ Nam quốc sơn hà? 

  • A. Ca ngợi. 
  • B. Khách quan. 
  • C. Tôn trọng. 
  • D. Đáp án khác. 

Câu 23: “Trường Nam” và “trường Hà” ở câu “Trường Nam thi lẫn với trường Hà” trong bài “Vịnh khoa thi Hương” là nói đến những trường nào sau đây?

  • A. Quảng Nam - Hà Tây
  • B. Nam Kỳ - Hà Nội
  • C. Nam Định - Hà Nội
  • D. Hà Bắc - Quảng Nam

Câu 24: Trần Tế Xương viết bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” với dụng ý gì?

  • A. Ca ngợi những thí sinh thi đỗ ở kỳ thi này khoa Đinh Dậu (1897).
  • B. Ca ngợi tính ưu việt trong cách chọn nhân tài của triều đình nhà Nguyễn.
  • C. Vẽ nên một bức tranh bát nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, đồng thời bộc lộ tâm trạng của mình trước hiện thực đảo điên.
  • D. Cảm thương cho buổi “chợ chiều” của nền Nho học Việt Nam.

Câu 25: Dòng nào nói không đúng về tập thơ “Nhật kí trong tù” ?

  • A. “Nhật kí trong tù” là một tập thơ có hình thức hồi kí.
  • B. Tập thơ là bức tranh hiện thực tố cáo chế độ nhà tù, chế độ xã hội Tưởng Giới thạch.
  • C. Tập thơ bộc lộ “tâm hồn vĩ đại của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng”, là bức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh.
  • D. “Nhật kí trong tù” thể hiện một tài năng lớn với sự phong phú, đa dạng của bút pháp, sự thống nhất thẩm mĩ của những yếu tố khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong phong cách tự sự và trữ tình, trữ tình và trào phúng, cổ điển và hiện đại, hiện thực và lãng mạn,…).

Câu 26: Tập thơ “Nhật kí trong tù” ra đời trong hoàn cảnh nào ?

  • A. Từ tháng 8 – 1941 đến tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).
  • B. Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).
  • C. Từ tháng 8 – 1942 đến tháng 9 – 1943, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Châu (Trung Quốc).
  • D. Từ tháng 8 – 1941 đến tháng 8 – 1942, Hồ Chí Minh bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Đông (Trung Quốc).

Câu 27: Qua thái độ của ông Giuốc đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy ông ta là người như thế nào ?

  • A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc.
  • B. Dốt nát, kém hiểu biết.
  • C. Thích những cái lạ mắt.
  • D. Hài hước và hóm hỉnh.

Câu 28: Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh ?

  • A. Giải thích cho ông Giuốc-đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quý phái.
  • B. May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc-đanh đặt để may bộ lễ phục.
  • C. Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc theo cách thức của những người quý phái để moi tiền của ông ta.
  • D. Gồm cả A, B và C.

Câu 29: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :

  • A. Người nói( người viết) hiểu thế nào là hàm ý.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
  • B. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
  • C. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý.
  • D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp.- Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.

Câu 30: Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?

  • A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
  • B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
  • C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
  • D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác