Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 5)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bệnh do virus gây ra không lây theo đường nào?
- A. Đường máu
- B. Đường không khí
- C. Tiếp xúc trực tiếp
D. Đường tiêu hóa
Câu 2: Vi khuẩn sống ở những môi trường sống nào?
- A. Chỉ ở dưới nước
- B. Chỉ ở trên cạn
C. Ở khắp mọi nơi
- D. Chỉ sống trong cơ thể sinh vật khác
Câu 3: Nấm nhầy thuộc giới
- A. Nấm.
- B. Động vật.
C. Nguyên sinh.
- D. Thực vật.
Câu 4: Nấm sinh sản chủ yếu theo hình thức nào?
- A. Sinh sản bằng hạt.
- B. Sinh sản bằng cách nảy chồi.
- C. Sinh sản bằng cách phân đôi.
D. Sinh sản bằng bào tử.
Câu 5: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
- A. Rêu
B. Dương xỉ
- C. Hạt kín
- D. Hạt trần
Câu 6: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
- A. Rêu tường
- B. Dương xỉ
C. Tảo lục
- D. Rong đuôi chó
Câu 7: Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất?
A. Thú
- B. Chim
- C. Bò sát
- D. Cá
Câu 8: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
- A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
- C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
- D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Câu 9: Hoạt động nào dưới đây cần dùng đến lực?
- A. Đọc một trang sách.
- B. Nhìn một vật cách xa 10m.
C. Nâng một tấm gỗ.
- D. Nghe một bài hát.
Câu 10: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: Sự biến dạng là …
- A. bề mặt của vật bị méo đi.
- B. bề mặt của vật bị lõm xuống.
C. sự thay đổi hình dạng của vật.
- D. bề mặt của vật bị phồng lên.
Câu 11: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: …. là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
- A. Trọng lượng
- B. Số đo lực
C. Khối lượng
- D. Độ nặng
Câu 12: Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị …
- A. Dãn ra.
- B. Lực đàn hồi
C. Trọng lực
- D. Cân bằng lẫn nhau
Câu 13: Cấu tạo của lực kế gồm những bộ phận chính là:
- A. Vỏ lực kế, kim chỉ thị, lò xo
- B. Lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
C. Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ
- D. Bảng chia độ, kim chỉ thị và vỏ lực kế
Câu 14: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có:
- A. trọng lực
- B. lực hấp dẫn
- C. lực búng của tay
D. lực ma sát
Câu 15: Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì?
A. Chuyển động.
- B. Phát sáng.
- C. Đổi màu.
- D. Nóng lên.
Câu 16: Hoạt động nào sau đây là sử dụng năng lượng có hiệu quả?
- A. Khi không sử dụng các thiết bị như máy tính, tivi,… nên để ở chế độ chờ.
- B. Để vòi nước hoạt động mà không sử dụng.
- C. Sử dụng bóng đèn dây tóc thay vì bóng đèn LED.
D. Sử dụng điện mặt trời trong trường học.
Câu 17: Điều nào dưới đây có thể nhìn thấy được hàng ngày?
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
- B. Trái Đất quay quanh trục của nó
- C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
- D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Câu 18: Khi nào thì chúng ta có thể nhìn thấy Trăng tròn?
A. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- B. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
- C. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.
- D. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 19: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Nhật thực: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng, _____ ở giữa thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.”
- A. Mặt Trời
B. Mặt Trăng
- C. Trái Đất
- D. Ánh sáng
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất.
B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày.
- C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời.
- D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 21: Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
- A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục.
- B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục.
C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời.
- D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục.
Câu 22: Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì:
- A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
- B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời
C. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
- D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời
Câu 23: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…” Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với … mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi.
- A. tốc độ lớn hơn
- B. tốc độ nhỏ hơn
C. cùng tốc độ
- D. tốc độ không thay đổi
Câu 24: Chọn đáp án đúng?
- A. Mặt Trăng là một vệ tinh của Mặt Trời.
- B. Mặt Trăng là một hành tinh của Trái Đất.
C. Mặt Trăng là một vệ tinh của Trái Đất.
- D. Mặt Trăng là một ngôi sao.
Câu 25: Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?
- A. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
B. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 24h, đó chính là thời gian Trái Đất tự quay quanh trục được một vòng.
- C. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 12 h, đó chính là thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- D. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là 22 h, đó chính là thời gian Mặt Trời quay quanh Trái Đất
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận