Trắc nghiệm ôn tập Khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Môn khoa học tự nhiên là môn học:
- A. Tìm hiểu về thế giới và con người
- B. Tìm hiểu về động vật và thực vật
C. Tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
- D. Tìm hiểu về khoa học kỹ thuật và những ứng dụng của khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.
Câu 2: Ngành khoa học Trái Đất nghiên cứu về
- A. Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất
- B. Vật chất,năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên
C. Những vấn đề về cấu trúc, đặc điểm và sự thay đổi của Trái Đất
- D. Các chất và sự biến đổi các chất
Câu 3: Các biển báo màu xanh biểu thị:
- A. Cấm thực hiện
B. Bắt buộc thực hiện
- C. Cảnh báo nguy hiểm.
- D. Cảnh báo cực kỳ nguy hiểm
Câu 4: Đâu không phải dụng cụ đo chiều dài:
- A. Thước cuộn
- B. Thước dây
C. Nhiệt kế
- D. Thước kẻ
Câu 5: Cho các thao tác sau:
- a) Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng
- b) Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ
- c) Để vật cồng kềnh trên đĩa cân
- d) Để vật lệch một bên trên đĩa cân
Những thao tác không đúng khi dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử gồm có:
A. a – b – c
- B. a – c – d
- C. b – c – d
- D. a – b – d
Câu 6: Đơn vị nào sau đây có thể được dùng để đo thời gian?
A. miligiây
- B. milimét
- C. miligam
- D. kilôgam
Câu 7: Để đo nhiệt độ, người ta dùng
- A. Ẩm kế
B. Nhiệt kế
- C. Áp kế
- D. Lực kế
Câu 8: Đâu là vật thể nhân tạo?
- A. con gà
B. bút chì
- C. bắp ngô
- D. vi khuẩn
Câu 9: Muốn có ngọn lửa phải có đủ đồng thời 3 yếu tố nào sau đây:
- A. Nhiệt, oxygen và nitrogen.
- B. Chất đốt, nhiệt và nitrogen.
C. Chất đốt, nhiệt và oxygen.
- D. Nhiệt, oxygen và carbon dioxide
Câu 10: Khí nào sau đây là một trong những khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính?
- A. Oxygen.
- B. Hydrogen.
C. Carbon dioxide.
- D. Nitrogen.
Câu 11: Trong số các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là vật liệu?
- A. Kim loại.
- B. Cao su.
- C. Gỗ tự nhiên.
D. Xe đạp.
Câu 12: Thế nào là nhiên liệu?
- A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
- B. Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
- C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người
Câu 13: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?
A. Đá vôi
- B. Cát
- C. Gạch
- D. Đất sét
Câu 14: Lương thực là:
- A. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất béo, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
- B. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn chất đạm, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
C. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
- D. Là thức ăn chứa hàm lượng lớn vitamin, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần ăn.
Câu 15: Hai chất trộn lẫn vào nhau, thành phần các chất không giống nhau ở mọi vị trí trong hỗn hợp
- A. Hỗn hợp đồng nhất
B. Hỗn hợp không đồng nhất
- C. Chất tinh khiết
- D. Hỗn hợp
Câu 16: Hình bên minh hoạ về việc sản xuất và thu hoạch muối. Để sản xuất muối, người ta cho nước biển vào các ruộng muối rối phơi khoảng 1 tuần thì thu được muối ở dạng rắn.
Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu được muối?
- A. Làm lắng đọng muối.
- B. Lọc lấy muối từ nước biển.
C. Làm bay hơi nước biển.
- D. Cô cạn nước
Câu 17: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
- A. Xe ô tô.
- B. Cây cầu.
C. Cây bạch đàn.
- D. Ngôi nhà
Câu 18: Cơ thể đa bào là cơ thể có cấu tạo:
A. Nhiều tế bào
- B. Một tế bào
- C. Ít tế bào
- D. Hai tế bào
Câu 19: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là?
- A. Mô
B. Tế bào
- C. Cơ quan
- D. Hệ cơ quan
Câu 20: Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhất định dựa vào mấy tiêu chí dưới đây?
- Đặc điểm tế bào.
- Mức độ tổ chức cơ thể.
- Môi trường sống.
- A. 0
- B. 1
- C. 2
D. 3
Câu 21: Tại sao lại xếp rêu vào giới thực vật:
- A. Vì rêu đơn bào, nhân sơ, tế bào chứa lục lạp, có khả năng quang hợp, sống cố định.
- B. Vì rêu đa bào, nhân thực, tế bào chứa lục lạp, có khả năng quang hợp, sống cố định.
- C. Vì rêu đa bào, nhân thực, tế bào không chứa lục lạp, có khả năng quang hợp, sống cố định.
D. Vì rêu đa bào, nhân thực, tế bào chứa lục lạp, có khả năng quang hợp, sống không cố định.
Câu 22: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phản loại.
(3) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
(4) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
A. (1), (2), (4)
- B. (2), (3), (4).
- C. (1), (2), (3).
- D. (1), (3), (4).
Câu 23: Cho các loài sau:
(1) Vi khuẩn lam (5) Amip
(2) Tảo lục (6) Rong đuôi chồn
(3) Nấm mốc (7) Thủy tức
(4) Sán lá gan (8) Trùng giày
Loài nào thuộc giới Nguyên sinh?
- A. (1), (3), (5)
- B. (2), (4), (6)
- C. (4), (5), (6)
D. (2), (5), (8)
Câu 24: Những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bài, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, môi trường sống rất đa dạng thuộc giới nào?
- A. Nguyên sinh.
- B. Nấm.
- C. Thực vật.
D. Động vật.
Câu 25: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
- A. Khởi sinh
- B. Nguyên sinh.
- C. Nắm
D. Thực vật.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận