Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 4 Cánh diều cuối học kì 2 (Đề số 4)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm khoa học 4 cuối học kì 2 đề số 4 sách Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nấm mốc có thể sống ở

  • A. Đất ẩm.
  • B. Rơm rạ mục.
  • C. Thức ăn.
  • D. Gỗ mục.

Câu 2: Đâu là dấu hiệu nhận biết thực phẩm không an toàn?

  • A. Màu sắc tươi.
  • B. Mùi đặc trưng của sản phẩm.
  • C. Xuất hiện nấm mốc.
  • D. Còn hạn sử dụng.

Câu 3: Chuỗi thức ăn được sắp xếp theo thứ tự

  • A. Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau.
  • B. Sinh vật đứng sau là thức ăn của sinh vật đứng trước.
  • C. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là thực vật, cuối dùng là động vật.
  • D. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là động vật, cuối cùng là thực vật.

Câu 4: Điền vào chỗ chấm

"Trong tự nhiên, khi số lượng sinh vật của một …(1)… trong chuỗi thức ăn tăng hoặc giảm quá mức sẽ làm chuỗi thức ăn đó bị …(2)…"

  • A. (1) cân bằng, (2) mắt xích.
  • B. (1) mắt xích, (2) cân bằng.
  • C. (1) mất cân bằng, (2) mắt xích.
  • D. (1) mắt xích, (2) mất cân bằng.

Câu 5: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là

  • A. Nhóm dinh dưỡng.
  • B. Bậc dinh dưỡng.
  • C. Chuỗi thức ăn.
  • D. Các sinh vật.

Câu 6: Ca-lo và ki-lô-ca-lo là đơn vị

  • A. Đo độ dài.
  • B. Đo chiều cao.
  • C. Đo năng lượng mà thức ăn cung cấp.
  • D. Đo khối lượng của thức ăn.

Câu 7: Khi phát hiện thức ăn bị nhiễm nấm mốc, ta sẽ

  • A. Vứt toàn bộ phần thức ăn đó.
  • B. Cắt bỏ phần đã mọc nấm, phần còn lại có thể sử dụng.
  • C. Nấu lên ăn.
  • D. Vẫn sử dụng như bình thường.

Câu 8: Tại sao không nên ăn khoai tây đã mọc mầm?

  • A. Khoai tây mọc mầm không còn ngon.
  • B. Khoai tây đã mọc mầm chứa độc tố.
  • C. Khoai tây mọc mầm mất hết chất dinh dưỡng.
  • D. Khoai tây mọc mầm đã bị nhiễm khuẩn.

Câu 9: Nếu nhìn thấy nấm mọc nhiều trong rừng em sẽ

  • A. Hái về ăn.
  • B. Không nên hái về ăn để tránh ngộ độc.
  • C. Nhổ bỏ những cây nấm đi.
  • D. Mang nấm về nhà trồng.

Câu 10: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

  • A. Nấm đông trùng hạ thảo
  • B. Nấm sò.
  • C. Nấm đùi gà.
  • D. Nấm mỡ.

Câu 11: Trong các thức ăn dưới đây, nhóm chất nào chưa nhiều chất béo ?

  • A. Sữa, rau dền, khoai tây, hàu, trứng.
  • B. Cơm, bánh mỳ, khoai, sắn.
  • C. Bơ, lạc, dầu dừa, cá hồi.
  • D. Sữa, hoa quả, rau xanh, cà rốt.

Câu 12: Nếu em làm rơi một quả bóng xuống hồ nước, cách lấy quả bóng an toàn là

  • A. Nhảy xuống nước để lấy bóng.
  • B. Lấy cành cây dài để khua.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  • D. Tự bơi thuyền ra lấy.

Câu 13: Chất béo từ................không tốt cho tim mạch

  • A. Hạt vừng
  • B. Mỡ lợn
  • C. Lạc
  • D. Đậu nành

Câu 14: Tại sao trong khi làm bánh mì, người làm bánh phải ủ men?

  • A. Để làm nấm men sinh trường và phát triển
  • B. Để làm nấm men thích nghi với môi trường bên trong bánh
  • C. Để làm nấm men tiếp xúc với không khí
  • D. Để làm nấm men có đủ hơi nước.

Câu 15: Thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc nếu

  • A. Chiên nhiều dầu
  • B. Cho quá nhiều muối
  • C. Cho quá nhiều đường
  • D. Bảo quản không đúng cách

Câu 16: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi?

  • A. Ăn uống thiếu chất bột đường.
  • B. Ăn uống thiếu chất đạm, chất béo, chất khoáng và các vitamin.
  • C. Bị các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém.
  • D. Ăn nhiều rau xanh.

Câu 17: Cho các sinh vật sau: "Lạc, rắn, chuột, diều hâu". Em hãy sắp xếp tất cả thành một chuỗi thức ăn?

  • A. Lạc → chuột → rắn → diều hâu
  • B. Lạc → chuột → diều hâu → rắn
  • C. Lạc → chuột → rắn
  • D. Lạc → rắn → diều hâu

Câu 18: Nếu thực vật mất đi, không tồn tại thì chuỗi thức ăn sẽ?

  • A. Vẫn bình thường, không thay đổi
  • B. Mất cân bằng hoặc biến mất
  • C. Mất đi một mắt xích
  • D. Không kết luận được

Câu 19: Đâu có thể là mắt xích đứng trước mắt xích “con sâu”?

  • A. chim sẻ
  • B. đại bàng
  • C. lá cây
  • D. con người

Câu 20: Thịt trâu gác bếp là một đặc sản của vùng cao ở Việt Nam ta. Hình thức làm thịt châu gác bếp chính là hình thức bảo quản thực phẩm theo cách?

  • A. Ướp muối
  • B. Ướp đường
  • C. Hun khói
  • D. Hút chân không
 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác