Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Âm nhạc 9 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn 2 của bài hát “Tuổi mười lăm” gồm bao nhiêu nhịp?

  • A. 10
  • B. 11
  • C. 12
  • D. 13

Câu 2: Nhạc cụ nào sau đây thuộc bộ dây trong dàn nhạc giao hưởng?

  • A. Sáo
  • B. Kèn clarinet
  • C. Violin
  • D. Trống

Câu 3: Bài hát Quê hương thanh bình thuộc thể loại nào?

  • A. Dân ca quan họ
  • B. Dân ca Nam Bộ
  • C. Dân ca Nghệ Tĩnh
  • D. Đáp án khác

Câu 4: Đâu là một tác phẩm tiêu biểu ở thể loại Dạ khúc?

  • A. Waltz Favorite (Mozart). 
  • B. Nocturne in Eb Major (F.Chopin).
  • C. Bài ca mùa xuân (F. Meldenssonhn). 
  • D. Étude số 3 – Tiếng chuông (F.Líszt). 

Câu 5: Cách đọc quãng giai điệu là:

  • A. Âm nào vang lên trước sẽ đọc trước, âm nào vang lên sau sẽ đọc sau kèm với hướng chuyển động của quãng.
  • B. Đọc âm gốc trước, âm ngọn sau.
  • C. Gọi tên theo độ lớn số lượng và độ lớn chất lượng.
  • D. Xác định tên gọi và tính chất các quãng là trưởng thứ, đúng, tăng, giảm.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài ca không lời?

  • A. Là những tác phẩm khí nhạc nhỏ, giai điệu có tính chất du dương như hát, thường viết cho đàn violin, piano, violoncello. 
  • B. Phù hợp với đông đảo thính giả, biểu diễn trong phòng hòa nhạc nhỏ có tính gia đình.
  • C. Có nguồn gốc từ sinh hoạt múa hát dân gian.
  • D. Một số tác phẩm tiêu biểu: Bài ca mùa xuân (F. Meldenssonhn), Tháng Sáu: Khúc hát người chèo thuyền (P. I. Tchaikovsky), Quê hương (Lưu Cầu),…

Câu 7: Bài đọc nhạc số 1 được trích trong bài hát nào? 

  • A. Quốc tế ca.
  • B. Tiến lên đoàn viên. 
  • C. Đội ca. 
  • D. Em là búp măng non. 

Câu 8: Mẫu tiết tấu 1 và 2 thể hiện bằng nhạc cụ tiết tấu có xuất hiện của kí hiệu âm nhạc: 

  • A. lặng. 
  • B. dấu bình. 
  • C. dấu thăng. 
  • D. dấu chấm dôi. 

Câu 9: Hình ảnh sau thể hiện kĩ thuật nào trong khi thực hiện Bài đọc nhạc số 1? 

TRẮC NGHIỆM

  • A. Hạ tông giọng. 
  • B. Nghỉ. 
  • C. Đọc nảy âm. 
  • D. Luyến. 

Câu 10: Mẫu tiết tấu 2 thể hiện bằng nhạc cụ gõ kết hợp với động tác cơ thể nào?

  • A. Vỗ tay. 
  • B. Búng tay. 
  • C. Búng và vỗ tay.
  • D. Giậm chân. 

Câu 11: Bài hát Quê hương thanh bình do ai đặt lời mới?

  • A. Lê Kim Hưng và Đỗ Thanh Hiên.
  • B. Hàn Ngọc Bích và Đỗ Thanh Hiên.
  • C. Phạm Tuyên và Lê Kim Hưng.
  • D. Phong Nhã và Lê Kim Hưng. 

Câu 12: Quê hương thanh bình có hình thức mấy đoạn?

  • A. 3.
  • B. 2.
  • C. 1.
  • D. 4.

Câu 13:  Hát ví có điểm gì đặc biệt về nhịp? 

  • A. Có tiết tấu rõ ràng.
  • B. Không có phách.
  • C. phách mạnh, nhẹ xen kẽ.
  • D. Không có nhịp. 

Câu 14: Mẫu tiết tấu được ứng dụng cho bài hát nào?

  • A. Chim sáo.
  • B. Ví đò đưa sông Lam.
  • C. Quê hương thanh bình.
  • D. Tuổi mười lăm.

Câu 15: Bài đọc nhạc số 2 có hiện tượng nào sau đây? 

  • A. Luyến. 
  • B. Nghịch phách. 
  • C. Nhắc lại. 
  • D. Đảo phách. 

Câu 16: Dáng thầy là bài hát có giai điệu:

  • A. Nhẹ nhàng, sâu lắng. 
  • B. Du dương, tha thiết. 
  • C. Nhanh, dồn dập. 
  • D. Trìu mến, tha thiết.

Câu 17: Bài hát Dáng thầy có hình thức mấy đoạn? 

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 18: Âm thanh của kèn Trombone: 

  • A. nhẹ nhàng, trong sáng, thánh thót. 
  • B. trầm ấm, ngân vang, huy hoàng.
  • B. Bay bổng, thánh thót, trong trẻo.
  • D. mạnh mẽ, hùng dũng, huy hoàng. 

Câu 19: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dịch giọng? 

  • A. Là sự chuyển dịch một giai điệu hay tác phẩm âm nhạc từ giọng này sang giọng khác.
  • B. Khi dịch giọng, tên nốt nhạc sẽ thay đổi. 
  • C. Là sự chuyển đổi một giai điệu hoặc một tác phẩm từ giọng này sang giọng khác cao hơn. 
  • D. Khi dịch giọng, trường độ và tương quan về cao độ giữa các nốt trong bản nhạc vẫn được giữ nguyên.

Câu 20: Bài hát Dòng sông quê hương có nội dung gì?

  • A. Hình ảnh yên bình của thành phố bên dòng chảy hiền hòa của dòng sông. 
  • B. Hình ảnh con sông quê hương rất đỗi thân thương, hiền hòa, thơ mộng.
  • C. Hình ảnh con sông mang biểu tượng của thành phố hòa bình, hạnh phúc. 
  • D. Hình ảnh con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của đất nước. 

Câu 21: Nhạc sĩ Pyotr Ilyich Tchaikovsky là người nước: 

  • A. Nga. 
  • B. Bỉ. 
  • C. Tiệp. 
  • D. Ba  Lan. 

Câu 22: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Dòng sông quê hương?

  • A. Bài hát được viết trên nền nhạc của P.I.Tchaikovsky.
  • B. Bài hát có nhịp điệu thong thả, du dương. 
  • C. Bài hát có giai điệu êm ái, du dương, lời ca trong sáng.
  • D. Bài hát được viết với giọng La thứ, nốt cao nhất là Si, nhất nhất là Đô.

Câu 23: Nốt nhạc thấp nhất trong Bài đọc nhạc số 2 là: 

  • A. Pha. 
  • B. Đố. 
  • C. Rê. 
  • D. Mi.

Câu 24: Mẫu tiết tấu thể hiện bằng nhạc cụ tiết tấu có xuất hiện của kí hiệu âm nhạc: 

  • A. dấu lặng. 
  • B. dấu bình. 
  • C. dấu thăng. 
  • D. dấu chấm dôi. 

Câu 25: Dân ca Moldavia thường được trình diễn trong dịp nào? 

  • A. Lễ hội. 
  • B. Tế thần. 
  • C. Lễ trưởng thành. 
  • D. Hàng ngày. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác