Tắt QC

Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều bài 9: Hát Nối vòng tay lớn. Nghe nhạc: Tác phẩm câu hò bên bờ Hiền Lương. Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Âm nhạc 9 cánh diều bài 9: Hát Nối vòng tay lớn. Nghe nhạc: Tác phẩm câu hò bên bờ Hiền Lương. Thưởng thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Nối vòng tay lớn?

  • A. Bài hát rất quen thuộc với tuổi trẻ Việt Nam. 
  • B. Bài hát thường được hát trong những sinh hoạt tập thể và nhiều chương trình âm nhạc. 
  • C. Bài hát có nhịp điệu rộn ràng, vui tươi, tràn đầy khí thế.
  • D. Bài hát được thể hiện với giọng La thứ, nốt cao nhất là nốt Son, thấp nhất là Rê.

Câu 2: Đâu không phải là một kí hiệu xuất hiện trong Câu hò bên bờ Hiền Lương

  • A. Dấu lặng đơn. 
  • B. Dấu thăng. 
  • C. Dấu giáng. 
  • D. Dấu chấm dôi. 

Câu 3: Bài hát Nối vòng tay lớn do ai sáng tác?

  • A. Trịnh Công Sơn. 
  • B. Đỗ Nhuận. 
  • C. Văn Cao. 
  • D. Phong Nhã. 

Câu 4: Nối vòng tay tay lớn thường được hát trong dịp nào? 

  • A. Buổi lễ lớn của đất nước. 
  • B. Lễ tết. 
  • C. Dịp đón tiếp long trọng. 
  • D. Hoạt động tập thể và biểu diễn. 

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không phải một tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Hiệp? 

  • A. Ngọn đèn đứng gác. 
  • B. Cô gái vót chông. 
  • C. Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây. 
  • D. Hà Nội 12 mùa hoa. 

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không phải một lĩnh vực nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác?

  • A. Dạy nhạc. 
  • B. Phổ nhạc theo thơ. 
  • C. Viết nhạc phim.
  • D. Viết nhạc cho sân khấu biểu diễn.

Câu 7: Bài hát Nối vòng tay lớn có nội dung gì?

  • A. Thể hiện niềm tin hy vọng của người dân Việt Nam muốn nắm chặt tay nhau, cùng kề vai sát cánh xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp.  
  • B. Thể hiện cảm xúc tự hào, khát vọng của người dân Việt Nam muốn được nắm chặt tay nhau, cùng kề vai sát cánh xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, hòa bình, phồn vinh, hạnh phúc.
  • C. Thể hiện niềm vui, hân hoan của người dân Việt Nam khi đất nước ngày càng đổi mới, hiện đại hóa, đời sống được cải thiện. 
  • D. Thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm của người dân trong việc xây dựng, đổi mới quê hương Việt Nam ngày càng phát triển và phồn thịnh. 

Câu 8: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm nào? 

  • A. 2002
  • B. 2001
  • C. 2000
  • D. 1999. 

Câu 9: Câu đầu tiên của bài hát Nối vòng tay lớn là:

  • A. Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi. 
  • B. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay. 
  • C. Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. 
  • D. Rừng núi dang tay nối lại biển xa. 

Câu 10:  Nối vòng tay lớn được viết ở nhịp nào?

  • A. 6/8.
  • B. 3/4.
  • C. 2/4
  • D. 4/4. 

Câu 11: Câu hát kết thúc bài  Nối vòng tay lớn là:

  • A. Thanh phố nối đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại, dựng tình người trong ngày mới.
  • B. Thành phố nối thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiêng vào đời, và nụ cười nối trên môi. 
  • C. Cờ nối gió đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại, dựng tình người trong ngày mới.
  • D. Cờ nối gió thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiêng vào đời, và nụ cười trong ngày mới. 

Câu 12: Đoạn 2 của Nối vòng tay lớn có bao nhiêu nhịp? 

  • A. 15
  • B. 13
  • C. 12
  • D. 10 

Câu 13: Đoạn 3 của Nối vòng tay lớn có bao nhiêu nhịp?

  • A. 21
  • B. 20
  • C. 22
  • D. 19

Câu 14: Câu hò bên bờ Hiền Lương có phần lời do ai sáng tác?

  • A. Đằng Giao và Hoàng Lân. 
  • B. Hoàng Hiệp và Đằng Giao. 
  • C. Hoàng Lân và Hoàng Hiệp. 
  • D. Hoàng Long và Hoàng Lân. 

Câu 15: Câu hò bên bờ Hiền Lương có giai điệu : 

  • A. chậm. 
  • B. vừa phải. 
  • C. nhanh. 
  • D. rất nhanh. 

Câu 16: Câu hò bên bờ Hiền Lương được viết theo nhịp:

  • A. 4/4.  
  • B. 2/4.
  • C. 6/8.

Câu 17: Câu hò bên bờ Hiền Lương có mấy phần lời ? 

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

Câu 18: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp rất thành công trong việc: 

  • A. phổ nhạc cho thơ. 
  • B. viết lời Việt cho các bản nhạc nước ngoài. 
  • C. chuyển nhạc. 
  • D. sáng tác nhạc dân ca. 

Câu 19: Hai câu thơ sau đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc cho tác phẩm nào?

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

  • A. Tre ngà bên lăng Bác.
  • B. Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác. 
  • C. Viếng lăng Bác.
  • D. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người. 

Câu 20: Tác phẩm Ngọn đèn đứng bấc được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ theo thơ của nhà thơ nào? 

  • A. Tố Hữu. 
  • B. Hữu Thỉnh. 
  • C. Chính Hữu. 
  • D. Lưu Trọng Lư. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác