Tắt QC

Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều bài 5: Hát bài hát dáng thầy. Thường thức âm nhạc kèn Cor và kèn Trombone. Lý thuyết âm nhạc sơ lược về dịch giọng

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Âm nhạc 9 Cánh diều. Trắc nghiệm Âm nhạc 9 Cánh diều bài 5: Hát bài hát dáng thầy. Thường thức âm nhạc kèn Cor và kèn Trombone. Lý thuyết âm nhạc sơ lược về dịch giọng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài hát Dáng thầy có hình thức mấy đoạn? 

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 1.

Câu 2: Đoạn 1 bài hát Dáng thầy có mấy nhịp?

  • A. 8.
  • B. 9.
  • C. 17.
  • D. 11. 

Câu 3: Đoạn 2 bài hát Dáng thầy có mấy nhịp?

  • A. 15.
  • B. 10.
  • C. 9. 
  • D. 8. 

Câu 4: Ca từ được hát luyến trong bài Dáng thầy là:

  • A. Mái tóc, hoài niệm. 
  • B. Yêu mến, nét chữ. 
  • B. Nhớ thương, kí ức. 
  • D. Thiết tha, dáng thầy. 

Câu 5: Kèn Cor có tên là: 

  • A. German horn. 
  • B. French horn. 
  • C. Italian horn.
  • D. Poland horn. 

Câu 6: Kèn Cor có cấu trúc: 

  • A. đơn giản với hai đầu loe ra. 
  • B. phức tạp, một đầu hình vuông, một đầu hình tròn. 
  • C. phức tạp, một đầu hình chuông, một đầu hình tròn. 
  • D. đơn giản với một đầu loe và một đầu kín. 

Câu 7: Kèn Cor còn có tên gọi là: 

  • A. kèn trận đấu. 
  • B. kèn đi săn. 
  • B. kèn xuất trận. 
  • D. kèn đi rừng. 

Câu 8: Trên thân kèn Cor là hệ thống van dùng để: 

  • A. tạo cao độ cho âm thanh. 
  • B. để giữ nhịp khi thổi. 
  • C. tạo âm thanh trầm.
  • D. tạo âm thanh bổng.

Câu 9: Thân kèn Trombone có hình chữ: 

  • A. I
  • B. D
  • B. U
  • D. C

Câu 10: Âm thanh của kèn Trombone: 

  • A. nhẹ nhàng, trong sáng, thánh thót. 
  • B. trầm ấm, ngân vang, huy hoàng.
  • B. Bay bổng, thánh thót, trong trẻo.
  • D. mạnh mẽ, hùng dũng, huy hoàng. 

Câu 11: Dịch giọng là:

  • A. sự dịch chuyển một giai điệu hay tác phẩm âm nhạc từ giọng này sang giọng khác. 
  • B. sự dịch chuyển một giai điệu âm nhạc từ giọng này sang giọng khác.
  • C. sự chuyển đổi một tác phẩm âm nhạc từ giọng này sang giọng khác
  • D. sự chuyển đổi một giai điệu hay tác phẩm âm nhạc từ giọng này sang giọng khác

Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói kèn cor?

  • A. Là một loại kèn đồng, có hình dạng cuốn vòng tròn. 
  • B. Khi chơi người ta áp môi thổi hơi vào búp kèn và dùng các ngón tay trái điều khiển hệ thống piston. 
  • C. Khi chơi người ta dùng tay phải luồn vào phía trong loa kèn để đỡ kèn và điều chỉnh sắc thái của âm thanh.
  • D. Âm sắc của kèn Cor đẹp, êm dịu, trầm ấm, giàu sức diễn tả.

Câu 13: Đâu không phải là một tính từ dùng để miêu tả âm thanh kèn trombone?

  • A. Mạnh mẽ. 
  • B. Hùng dũng. 
  • C. Hào hùng. 
  • D. Huy hoàng. 

Câu 14: Đâu không phải là một câu hát nằm trong bài hát Dáng thầy?

  • A. Trường cũ lớp xưa còn dáng thầy, cùng với nhớ thương còn vơi đầy. 
  • B. Nhớ trường xưa yêu dấu, bao kỉ niệm ấu thơ. 
  • C. Giờ đã rất xa rồi dáng thầy, cùng mái tóc pha màu phấn bụi. 
  • D. Bài giáo án xưa còn nhớ hoài, từng nét chữ xanh màu nhớ thương. 

Câu 15: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Dáng thầy?

  • A. Nội dung bài hát thể hiện tình cảm và tấm lòng biết ơn sâu sắc của học trò dành cho thầy cô giáo kính yêu.  
  • B. Bài hát có giai điệu trìu mến tha thiết, lời ca dạt dào cảm xúc.
  • C. Bài hát viết ở nhịp 2/4, với nốt cao nhất là nốt Đố, nốt thấp nhất là nốt La.
  • D. Câu đầu tiên của bài hát là: Trường cũ lớp xưa còn dáng thầy, cùng với nhớ thương còn vơi đầy. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác