Tắt QC

Trắc nghiệm âm nhạc 9 cánh diều bài 11: Hát Tiếng cồng chiêng gọi lúa chín. Thường thức âm nhạc: cồng chiêng và đàn đá. Lý thuyết âm nhạc: sơ lược về hợp âm

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Âm nhạc 9 Cánh diều. Trắc nghiệm Âm nhạc 9 Cánh diều bài 11: Hát Tiếng cồng chiêng gọi lúa chín. Thường thức âm nhạc: cồng chiêng và đàn đá. Lý thuyết âm nhạc: sơ lược về hợp âm có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cồng chiêng? 

  • A. Là một loại nhạc cụ gõ phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc ở Tây Nguyên. 
  • B. Cồng chiêng có hình tròn, có nhiều kích cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau. 
  • C. Giữa chiếc cồng chiêng có núm hoặc không có núm để gõ.
  • D. Người ta dùng dùi gỗ có quấn dây cao su để đánh cồng chiêng.

Câu 2: Đâu không phải là một tính từ dùng để miêu tả âm thanh cồng chiêng?

  • A. huyền bí. 
  • B. âm u. 
  • C. hào hùng. 
  • D. ngân nga. 

Câu 3: Đâu không phải là một câu hát nằm trong bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín?

  • A. Buôn làng vui mừng mùa lúa mới. 
  • B. Đàn chim én đua nhau chao liệng. 
  • C. Đồi nương ngát thơm hương lúa vàng. 
  • D. Dập dờn sóng lúa xa chân trời. 

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín?

  • A. Nội dung bài hát thể hiện  không khí hân hoan, náo nức ở các buôn làng khi mừng đón mùa lúa mới.
  • B. Bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng mang đậm âm hưởng Tây Nguyên.
  • C. Bài hát được thực hiện với giọng Đô trưởng, nốt cao nhất là Đố, nốt thấp nhất là Si.
  • D. Câu đầu tiên của bài hát là: Binh bùng binh. Binh bùng binh. 

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hợp âm? 

  • A. Là sự kết hợp của ba hoặc nhiều âm thanh cùng một lúc. 
  • B. Các âm thanh được sắp xếp theo quy luật nhất định. 
  • C. Có nhiều cách sắp xếp nhưng phổ biến là sắp xếp các âm theo quãng 2.
  • D. Có nhiều cách sắp xếp nhưng phổ biến là sắp xếp các âm theo quãng 3.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hợp âm 3? 

  • A. Gồm có 3 âm thanh sắp xếp theo quãng 3 
  • B. Âm thứ 1 từ dưới lên gọi là âm 1. 
  • C. Âm thứ 2 gọi là âm 3
  • D. Âm thứ 3 gọi là âm 6. 

Câu 7: Câu hát kết thúc bài  Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín là:

  • A. Rộn ràng tiếng hát ca mừng lúa về. 
  • B. Cùng hòa theo tiếng chiêng tiếng cồng. 
  • C. Đàn chim trắng đua nhau chao liệng. 
  • D. Rộn ràng tiếng lúa như reo cười. 

Câu 8: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín có tính chất:

  • A. rộn ràng. 
  • B. trầm lắng.
  • C. xao xuyến. 
  • D. vui tươi. 

Câu 9: Các kí hiệu có trong bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín là:

  • A. Dấu luyến, dấu lặng, dấu nhắc lại. 
  • B. Dấu hoá cố định, dấu lặng.
  • C. Dấu giáng, lặng và nhắc lại. 
  • D. Dấu lặng, dấu hoá cố định, dấu giáng. 

Câu 10: Bài hát Tiếng cồng chiêng gọi mùa lúa chín mang âm hưởng dân ca: 

  • A. Tây Nguyên. 
  • B. Khơ-me. 
  • C. Ê-đê. 
  • D. Ba-na.

Câu 11: Cồng chiêng là loại nhạc cụ phổ biến ở khu vực: 

  • A. Đông Bắc. 
  • B. Tây Bắc. 
  • C. Tây Nguyên. 
  • D. Nam Bộ. 

Câu 12: Cồng chiêng được làm từ vật liệu gì? 

  • A. đồng thau. 
  • B. sắt.
  • C. thép.
  • D. hợp kim. 

Câu 13: Cồng chiêng có hình: 

  • A. lục giác. 
  • B. vuông. 
  • C. tam giác. 
  • D. tròn. 

Câu 14: Cồng chiêng càng lớn thì có âm thanh càng: 

  • A. cao.
  • B. trầm. 
  • C. vang.
  • D. lảnh. 

Câu 15: Cồng chiêng càng nhỏ thì có âm thanh càng:

  • A. vang. 
  • B. trầm. 
  • C. cao. 
  • D. lảnh. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác