Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 Chân trời bài 9: Tôi đã học tập như thế nào? (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 9 Tôi đã học tập như thế nào? (P2)- sách Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: M. Go-rơ-ki sáng tác những thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tiểu thuyết, kịch
  • C. Văn chính luận, phê bình văn học
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Nhân vật tôi đến trường với trang phục như thế nào?

  • A. Đôi giày của mẹ
  • B. Chiếc áo may lại bằng chiếc áo ngoài của bà
  • C. Chiếc quần “buông chùng”
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào đối với tác giả?

  • A. Tò mò
  • B. Chế nhạo, khinh thường
  • C. Yêu thương, đùm bọc
  • D. Cảm thông

Câu 4: Người cứu tinh đối với cuộc đời nhân vật tôi là ai?

  • A. Giám mục Cri – xan- phơ
  • B. Ông giáo
  • C. Cha cố
  • D. Một người bạn thời thơ ấu

Câu 5: Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp?

  • A. Khiến Pê-xcốp càng ngày càng xa cách với các bạn
  • B. Khiến Pê-xcốp càng phá phách và nghịch ngợm
  • C. Khiến Pê-xcốp cảm thấy có một tình cảm rạo rực trong người, biết lắng nghe và cảm thông
  • D. Không có tác động đến Pê-xcốp

Câu 6: Theo tác giả, sách đem đến tác dụng gì?

  • A. Mở ra trước mắt người đọc cánh cửa sổ nhìn vào thế giới mới
  • B. Kể về những con người, những tình cảm, ý nghĩ và những quan hệ mới
  • C. Diễn tả lại cuộc sống hàng ngày một cách chân thực nhất
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Pê-xcốp quan niệm thế nào về phần “thú” và phần “người” trong mỗi con người?

  • A. “Con thú” là những hành động dã man, “con người” là những hành động nhân văn
  • B. “Con thú” là phần bản năng, “con người” là phần đạo đức
  • C. “Con thú” là phần đạo đức, “con người” là phần bản năng
  • D. Đáp án khác

Câu 8: Chi tiết nào dưới đây cho thấy sự thay đổi nhận thức của tác giả so với quá khứ?

  • A. “không chỉ say mê tình tiết của sách…. mà tôi còn bắt đầu hiểu được vẻ đẹp của những đoạn văn miêu tả, bắt đầu suy nghĩ về tính cách của các nhân vật”
  • B. “Tôi càng đọc nhiều thì sách càng làm cho tôi gắn bó với thế giới, cuộc đời cũng đối với tôi càng trở nên rực rỡ có ý nghĩa”
  • C. “mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ đưa tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9: Nội dung chính của văn bản là gì?

  • A. Văn bản nói về hành trình lớn lên và sự thay đổi để dần hoàn thiện hơn của cậu bé A-lếch-xây
  • B. Văn bản cho thấy ý nghĩa tuyệt vời của việc đọc sách
  • C. Mang đến thông điệp về đọc sách đến với mọi người
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm
  • D. Nghị luận

Câu 11: Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng "Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người".

  • A. Vì sách có phép màu kì diệu khiến con người trở nên thông minh hơn
  • B. Vì sách có một thế giới mới khiến con người thoát khỏi thế giới thực tại
  • C. Vì sách mang lại tri thức, mở mang trí cho con người; sách bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người; giúp cuộc sống con người có ý nghĩa hơn trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp
  • D. Vì sách viết về thế giới động vật cực hay và hấp dẫn

Câu 12: Xác định biện pháp tu từ trong câu sau: "Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý hơn đến vô số những chuyện bực bội trong cuộc sống."

  • A. Đảo ngữ
  • B. Liệt kê
  • C. Nhân hóa
  • D. Nói quá

Câu 13: Tại sao việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” là một dấu chấm mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp?

  • A. Nhân vật đã người lớn hơn, suy nghĩ chín chắn và trưởng thành hơn
  • B. Nhân vật thông qua hoàn cảnh của nhân vật Pê-xcốp, mười tuổi phải “vào đời”, lăn lộn kiếm sống nhưng với ưu điểm học nhanh và ham học của cậu thì cậu đã vượt lên chính mình và biết đọc một cách có ý thức, đó là thành quả hết sức đáng tự hào của cậu
  • C. Nhân vật đã biết đọc để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, không cần phụ thuộc vào người khác
  • D. Mười bốn tuổi biết đọc là một thành công vô cùng to lớn đối với cậu bởi vì các bạn bè xung quanh cậu không ai biết đọc giống cậu cả

Câu 14: Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn thứ tư và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến ai?

  • A. Các bạn của tác giả
  • B. Học sinh
  • C. Người đọc
  • D. Đồng nghiệp

Câu 15: Sự xuất hiện của Đức Giám mục và cuộc trò chuyện giữa ngài với Pê-xcốp cùng các học sinh trong lớp đã có tác động như thế nào đến Pê-xcốp?

  • A. Pê-xcốp xem ngài là cứu tinh.
  • B. Tình cảm, trí tuệ và thế giới tinh thần vốn phong phú, trong sáng của cậu bé được Đức Giám mục phát hiện, đánh thức và ghi nhận, biểu dương ngay trong lớp học trước các thầy giáo và bạn học.
  • C. Pê-xcốp cũng tự phát hiện ra cái phần không phải “con thứ” trong chính mình.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 16: Bạn hiểu thế nào về phần “thú” trong quan niệm của Pê-xcốp?

  • A. Là con người chưa tiến hóa hết
  • B. Là sự độc ác, đáng sợ bản năng của con ngươig
  • C. Là phần non nớt, bản năng, hoang dã, thâm chí man rợ
  • D. Là phần hình thức giống động vật

Câu 17: Bạn hiểu như thế nào về phần “người” trong quan niệm của Pê-xcốp?

  • A. Là phần “thú” đã tiến hóa hết
  • B. Là phần thú tiến hóa đến mức cao nhất
  • C. Là phần cao quý, có được nhờ quá trình tu dưỡng
  • D. Là những con người bình thường

Câu 18: Phần “thú” và phần “người” trong quan niệm của Pê-xcốp luôn có?

  • A. Sự đấu tranh
  • B. Sự thống nhất
  • C. Sự gắn bó
  • D. Sự liên kết

Câu 19: Tại sao những khác biệt về nội dung và hình thức nghệ thuật giữa hai phần văn bản trước và sau câu “Tôi biết đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” lại không làm mất đi sự thống nhất trong tính chỉnh thể của tác phẩm?

  • A. Vì điều này cho thấy sự đa dạng của các môi trường hoàn cảnh học tập; thấy rõ cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” ở các môi trường khác biệt; đặc biệt cho thấy việc học tập để đạt được thành công, vươn tới mục đích cao đẹp của đời người quả là quá trình không dễ dàng, nhưng hoàn toàn là có thể. 
  • B. Vì đó cũng là sự linh hoạt, đa dạng trong bút pháp tự truyện của M. Go rơ ki. 
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 20: Trong đoạn kết, Pê-xcốp đang nói đến phần “con thú”, phần “con người” vốn có của ai?

  • A. Của bản thân Pê-xcốp
  • B. Của mọi người
  • C. Của các bạn Pê-xcốp
  • D. Của người đọc

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác