Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 12 Chân trời bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hóa học 12 chân trời sáng tạo bài 2: Xà phòng và chất giặt rửa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn khái niệm đúng:

  • A. Chất giặt rửa được sản xuất từ tinh bột.
  • B. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
  • C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn.
  • D. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó.

Câu 2: Hợp chất nào dưới đây được sử dụng làm  xà phòng?

  • A. CH3COONa
  • B. CH3(CH2)12COONa.
  • C. CH3(CH2)12COOCH3.
  • D. CH3(CH2)5O(CH2)5CH3.

Câu 3: Thành phần chính của xà phòng là

  • A. muối của acid béo.                 
  • B. muối của acid vô cơ.
  • C. muối sodium hoặc potassium của acid béo. 
  • D. muối sodium hoặc potassium của acid.

Câu 4:  Chất nào sau đây không phải chất phụ gia trong xà phòng?

  • A. Chất độn.          
  • B. Chất tạo màu.
  • C. Chất giặt rửa tự nhiên.            
  • D. Chất tạo hương.

Câu 5: Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất?

  • A. Nước cất.           
  • B. Dung dịch sodium hydroxide.
  • C. Dung dịch nước Javel.            
  • D. Dung dịch xà phòng.

Câu 6: Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm

  • A. Dễ kiếm
  • B. Rẻ tiền hơn xà phòng.
  • C. Có thể dùng để giặt rửa cả trong nước cứng
  • D. Có khả năng hòa tan tốt trong nước.

Câu 7: Cấu tạo phổ biến của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp gồm mấy phần?

  • A. 1 phần.   
  • B. 2 phần.    
  • C. 3 phần.    
  • D. 4 phần.

Câu 8: Phần kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa là

  • A. nhóm carboxylate.                
  • B. nhóm sulfate.    
  • C. gốc hydrocarbon dài.             
  • D. nhóm sulfonate.

Câu 9: Xà phòng có thể được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây? 

  • A. Glycerol và dầu mỏ.              
  • B. Nước bồ hòn, bồ kết.   
  • C. Dầu thực vật và củ cải đường.
  • D. Mỡ động vật và dầu mỏ.

Câu 10: Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế chất giặt rửa tổng hợp? 

  • A. Dầu mỏ.  
  • B. Mỡ động vật.    
  • C. Mật ong. 
  • D. Tinh bột.

Câu 11: Công dụng quan trọng nhất của xà phòng và chất giặt rửa là

  • A. làm nhiên liệu.   
  • B. tẩy rửa.    
  • C. làm đẹp.  
  • D. chất phụ gia.

Câu 12: Phản ứng điều chế xà phòng từ chất béo được gọi là phản ứng

  • A. este hóa.  
  • B. xà phòng hóa.    
  • C. trung hòa. 
  • D. hydrate hóa.

Câu 13: Chất nào dưới đây không phải là một nguyên liệu để điều chế xà phòng?

  • A. mỡ động vật.                
  • B. nước bồ hòn, bồ kết.
  • C. sodium chloride.          
  • D. dầu thực vật.

Câu 14: Điều chế xà phòng bằng thí nghiệm nào sau đây?

  • A. Cho chất béo tác dụng với acid.        
  • B. Cho chất béo tác dụng với dung dịch kiềm.
  • C. Cho chất béo tác dụng với muối.      
  • D. Cho chất béo tác dụng với ammonia.

Câu 15: Chất nào sau đây có thể là chất giặt rửa tổng hợp?

  • A. C2H5COONa               
  • B. CH3[CH2]16COOK.
  • C. CH3[CH2]10CH2OSO3Na.       
  • D. CH3[CH2]11CO3Na.

Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

  • A. 17,80 gam.
  • B. 18,24 gam.
  • C. 16,68 gam.
  • D. 18,38 gam.

Câu 17: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

  • A. 17,80 gam.
  • B. 18,24 gam.
  • C. 16,68 gam.
  • D. 18,38 gam.

Câu 18: Đun nóng 4,45 kg chất béo (tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH dư. Khối lượng glycerol thu được là bao nhiêu?

  • A. 0,46 kg.
  • B. 0,45 kg.
  • C. 0,40 kg.
  • D. 0,37 kg.

Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glycerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là

  • A. 19,12.     
  • B. 17,8.
  • C. 19,04.     
  • D. 14,68.

Câu 20: Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glycerol với hiệu suất phản ứng là 75%. Giá trị của m là:

  • A. 27,6.
  • B. 4,6.
  • C. 6,9.
  • D. 9,2.

Câu 21: Đun nóng 4,45 kg chất béo (tristearin) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH dư. Khối lượng glycerol thu được là bao nhiêu?

  • A. 0,46 kg.
  • B. 0,45 kg.
  • C. 0,40 kg.
  • D. 0,37 kg.

Câu 22: Một loại mỡ chứa 50% triolein, 30% tripanmitin và 20% tristearin. Tính khối lượng xà phòng điều chế từ 100kg loại mỡ trên

  • A. 103,25 kg
  • B. 73,34 kg
  • C. 146,68 kg
  • D. 143,41 kg

Câu 23: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: 

Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 40%. 

Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp. 

Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 - 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên.

Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai

  • A. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol. 
  • B. Ở bước 3, thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tách muối của acid béo ra khỏi hỗn hợp. 
  • C. Ở bước 2, việc thêm nước cất để đảm bảo phản ứng thủy phân xảy ra. 
  • D. Trong thí nghiệm trên, có xảy ra phản ứng xà phòng hóa chất béo. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác