Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Ester - Lipid

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm hóa học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 1: Ester - Lipid có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn là do chứa

  • A. chủ yếu gốc axit béo không no
  • B. glixerol trong phân tử
  • C. chủ yếu gốc axit béo no.
  • D. gốc axit béo.

Câu 2: Chất nào sau đây là ester?

  • A. CH3COOC2H5.
  • B. CH3COOH.
  • C. HOCH2CH2CHO.
  • D. CH3CH2Cl.

Câu 3: Công thức hóa học của ethyl acetate là:

  • A. CH3COOC2H5.
  • B. HCOOCH3.
  • C. C2H5COOCH3.
  • D. CH3COOCH=CH2.

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của ester?

  • A. Làm đồ trang sức
  • B. Làm dung môi.
  • C. Làm nguyên liệu tổng hợp nhiều polymer.
  • D. Làm chất tạo hương.

Câu 5: Công thức cấu tạo thu gọn nào sau đây biểu thị một chất béo?

  • A. (C17H35COO)3C3H5.             
  • B. HCOOC2H5.
  • C. C3H5COOC2H5.              
  • D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 6: Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?

  • A. Đun nóng glycerol với các acid béo.
  • B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
  • C. Đun nóng acid béo với dung dịch kiềm.
  • D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về ethyl acetate là.

  • A. Có công thức phân tử C2H4O2.
  • B. Là đồng đẳng của axit axetic.
  • C. Là đồng phân của axit axetic.
  • D. Có công thức cấu tạo là CH3COOC2H5.

Câu 8: Sản phẩm thu được sau thủy phân methyl acrylate trong môi trường acid là:         

  • A. Acid acrylic và ethanol                             
  • B. Acid axetic và ethanol           
  • C. Acid axetic và alcohol vinylic.                            
  • D. Acid axetic và alcohol etylic.

Câu 9: Công thức của triolein là:

  • A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5.
  • B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5.
  • C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5.
  • D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5.

Câu 10: Chất nào sau đây dùng để phân biệt acid axetic, glycerol, triolein?

  • A. Nước và quỳ tím.
  • B. Dung dịch phenolptalein.
  • C. Dung dịch Ca(OH)2.
  • D. Dung dịch nước bromine.

Câu 11: Thuỷ phân hoàn toàn hai este đơn chức X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,6 gam hỗn hợp 2 muối và 7,8 gam hồn hợp P gồm hai ancol Z và T (MZ < MT). Phần trăm khối lượng của Z trong P là:

  • A. 23%.   
  • B. 59%.    
  • C. 41%.    
  • D. 34%.

Câu 12: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glycerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là:

  • A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
  • B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.
  • C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.
  • D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 13: Glycerin đun với hỗn hợp CH3COOH và HCOOH ( xúc tác H2SO4 đặc) có thể được tối đa bao nhiêu trieste (este 3 lần este)?

  • A. 3.             
  • B. 4.
  • C. 5.             
  • D. 6.

Câu 14: Cho m gam hỗn hợp X gồm 3 ester đơn chức tác dụng vừa đủ dung dịch KOH đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Làm bay hơi Y thu được 85,3 gam hỗn hợp Z gồm 3 muối và phần hơi chứa 26,4g hai alcohol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hết 85,3 gam hỗn hợp Z trong O2, thu được 0,425 mol K2CO3, 1,625 mol CO2 và 0,975 mol H2O. Phần trăm khối lượng của ester có phân tử khối lớn nhất trong X là:

  • A. 13,33%.     
  • B. 22,46%.
  • C. 32,63%.
  • D. 53,33%.

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo A thu được b mol CO2 và c mol nước, biết b – c = 5a. Khi hydrogen hóa hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 2,688 lít H2 (đktc) thu được 35,6 gam sản phẩm B. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam A bằng mốt lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là:

  • A. 35,84.
  • B. 36,48.
  • C. 34,48.
  • D. 35,36.

Câu 16: Khi xà phòng hoá tristearin thu được sản phẩm là

  • A. C15H31COONa và C2H5OH.
  • B. C17H35COOH và C3H5(OH)3.
  • C. C15H31COONa và C3H5(OH)3.             
  • D. C17H35COONa và C3H5(OH)3.

Câu 17: Chất nào sau đây là thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp?

  • A. C15H31COONa.             
  • B. (C17H35COO)2Na.
  • C. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na.             
  • D. C17H35COOK.

Câu 18: Số phát biểu đúng là

(a) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá.

(b) Muối sodium hoặc potasium của acid hữu cơ là thành phần chính của xà phòng.

(c) Khi đun nóng chất béo với duẻg dịch NaOH hoặc KOH, thu được xà phòng.

(d) Có thể sản xuất được xà phòng từ các alkane mạch dài thu được từ chế biến dầu mỏ.

  • A. 1.                                   
  • B. 2.     
  • C. 3.                                 
  • D. 4.

Câu 19: Điền từ vào chỗ trống

Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc …(1)… của …(2)… và một số chất phụ gia.

  • A. potassium – chất béo.
  • B. potassium – glycerol.
  • C. chất béo – xà phòng
  • D. ester – chất béo.

Câu 20: Điền vào chỗ trống

Chất giặt rửa có thành phần không phải muối của …(1)…, nhưng có tính chất …(2)… như xà phòng.

  • A. acid béo – giặt rửa.
  • B. chất béo – giặt rửa.
  • C. xà phòng – giặt rửa.
  • D. acid béo – xà phòng

Câu 21: Cho glycerol phản ứng với hỗn hợp acid béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại triester được tạo ra tối đa là

  • A. 6.                      
  • B. 3.                       
  • C. 5.                       
  • D. 4.

Câu 22: Cho các chất lỏng sau: acetic acid, glycerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng

  • A. nước và quỳ tím
  • B. nước và dung dịch NaOH
  • C. dung dịch NaOH
  • D. dung dịch Br2

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglyceride X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 36 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b gần với giá trị nào nhất 

  • A. 37,81                           
  • B. 31,92                           
  • C. 32,19                       
  • D. 35,60

Câu 24: a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 4a mol Br2. Đốt a mol X  được b mol H2O và V lít CO2. Biểu thức giữa V với a, b là

  • A. V = 22,4.(b + 6a).   
  • B. V = 22,4.(b + 5a).    
  • C. V = 22,4.(b + 7a).    
  • D. V = 22,4.(4a - b).

Câu 25: Một loại mỡ động vật có chứa 30% tristearin, 40% tripalmitin và 30% triolein (về khối lượng). Xà phòng hoá 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH với hiệu suất 85%. Lượng muối thu được dùng để sản xuất xà phòng. Biết loại xà phòng này có 72% khối lượng là muối của acid béo. Tính khối lượng xà phòng thu được. 

  • A. 0,882 tấn.                              
  • B. 0,288 tấn.                    
  • C. 0,678 tấn.                                        
  • D. 0,928 tấn.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác