Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 12 bài 35:Đồng và hợp chất của đồng (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học bài 35:Đồng và hợp chất của đồng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được a gam chất rắn X. Nếu cho a gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m và a lần lượt là

  • A. 8,10 và 5,43       
  • B. 1,08 và 5,43       
  • C. 1,08 và 5,16        
  • D. 0,54 và 5,16

Câu 2: Dãy gồm các chất đều tác dụng với Cu là

  • A. $AgNO_{3}, O_{2}, H_{3}PO_{4}$.
  • B. $FeCl_{3}, O_{2}, H_{2}SO_{4}$ đặc, $Cl_{2}$.
  • C. $FeCl_{3}, HNO_{3}, HCl$ đặc, $Cl_{2}$.
  • D. $HNO_{3}, H_{2}SO_{4}$ loãng, $AgNO_{3}$.

Câu 3: Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì

  • A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.
  • B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
  • C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
  • D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 4: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và $Fe_{2}O_{3}$ trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra cân thấy khối lượng tăng 4 gam và thu được 1,12 lít khí (đktc). Giả sử toàn bộ kim loại sinh ra đều bám vào thanh Mg. Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a là

  • A. 1,0g và a = 1M
  • B. 4,2g và a = 1M.
  • C. 3,2g và 2M.
  • D. 4,8g và 2M.

Câu 5: Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0M thoát ra a lít NO. Nếu cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0M và H2SO4 0,5 M thoát b lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b là

  • A. b = a.            
  • B. b = 2a.           
  • C. 2b = 5a.          
  • D. 2b = 3a.

Câu 6: Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là

  • A. Dung dịch chuyển sang màu vàng và có khí màu nâu đỏ thoát ra
  • B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ và có khí màu xanh thoát ra
  • C. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra
  • D. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra

Câu 7: Để khử ion $Fe^{3+}$ trong dung dịch thành ion $Fe^{2+}$ có thể dùng lượng dư

  • A. kim loại Cu.
  • B. kim loại Mg.
  • C. $AgNO_{3}$.
  • D. kim loại Ba.

Câu 8: Điện phân dung dịch $CuCl_{2}$ với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là

  • A. 0,20M.
  • B. 0,10M.
  • C. 0,15M.
  • D. 0,25M.

Câu 9: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch $HNO_{3}$ loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:

  • A. muối $Cu(NO_{3})_{2}$.
  • B. muối $Fe(NO_{3})_{2}$.
  • C. muối $Fe(NO_{3})_{3}$.
  • D. axit nitric dư.

Câu 10: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm $Cu(NO_{3})_{2}$ 0,2M và $H_{2}SO_{4}$ 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là

  • A. 10,8 và 2,24.
  • B. 10,8 và 4,48.
  • C. 17,8 và 4,48.
  • D. 17,8 và 2,24.

Câu 11: Cho 40g kim loại M dư có hóa trị 2 vào 1,0 lít dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$ 0,25M, phản ứng hoàn toàn thu được 36,425g chất rắn không tan. Kim loại M là

  • A. Ni
  • B. Pb
  • C. Fe
  • D. Zn

Câu 12: Cho a gam bột Fe vào 200 ml dung dịch X chứa 2 muối $AgNO_{3}$ và $Cu(NO_{3})_{2}$. Sau khi phản ứng xong thu được 3,44g chất rắn B và dung dịch C. Lọc lấy B rồi cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,68g kết tủa gồm hai hidroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 3,2 gam chất rắn. Giá trị của a, nồng độ mol của $AgNO_{3}$ và $Cu(NO_{3})_{2}$ ban đầu lần lượt là

  • A. 1,68g; 0,01M và 0,015M
  • B. 1,68g; 0,1M và 0,15M
  • C. 3,36g; 0,1M và 0,15M
  • D. Kết quả khác

Câu 13: Nhúng một tấm Fe có khối lượng 10g vào dung dịch $CuCl_{2}$, sau một thời gian khối lượng của tấm kim loại tăng lên so với ban đầu là 0,75g. Hàm lượng Fe trong tấm sắt sau phản ứng là

  • A. 99,5%
  • B. 47,5%
  • C. 95,09%
  • D. 56,5%

Câu 14: Nung 6,58 gam $Cu(NO_{3})_{2}$ trong bình kín không có không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 1.
  • D. 2.

Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch $HNO_{3}$ đặc, nóng thu được 1,344 lít khí $NO_{2}$ (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí $NH_{3}$ đến dư vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là

  • A. 21,95% và 2,25
  • B. 21,95% và 0,78
  • C. 78,05% và 2,25
  • D. 78,05% và 0,78

Câu 16: Để khử ion $Cu^{2+}$ trong dung dịch $CuSO_{4}$ có thể dùng kim loại

  • A. Fe
  • B. Na
  • C. Ba
  • D. K

Câu 17: Cho 8g bột Cu vào 200ml dung dịch $AgNO_{3}$, sau một thời gian thu được dung dịch A và lọc ra 9,52g chất rắn. Cho tiếp bột Pb vào dung dịch A. Phản ứng xong thu được dung dịch B chỉ chứa một muối duy nhất và tách ra được 6,705g chất rắn. Nồng độ mol của $AgNO_{3}$ ban đầu là

  • A. 0,20M
  • B. 0,25M
  • C. 0,35M
  • D. 0,10M

Câu 18: Tính khối lượng kết tủa đỏ gạch tạo thành khi đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ và lượng dư $Cu(OH)_{2}$ trong môi trường kiềm.

  • A. 1,44 g
  • B. 3,60 g
  • C. 7,20 g
  • D. 14,4 g

Câu 19: Cho một đinh Fe vào 1,0 lít dung dịch chứa $Cu(NO_{3})_{2}$ 0,2M và $AgNO_{3}$ 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A với màu xanh đã nhạt bớt và chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh sắt ban đầu là 10,4g. Khối lượng của đinh sắt ban đầu là

  • A. 11,2 g
  • B. 5,6 g
  • C. 16,8 g
  • D. 8,96 g

Câu 20: Cho hỗn hợp gồm 4,2g Fe và 6g Cu vào dung dịch $HNO_{3}$ sau phản ứng thu được 0,896 lít khí NO (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A. 5,4 g
  • B. 11,0 g
  • C. 10,8 g
  • D. 11,8 g

Câu 21: Một dung dịch chứa 0,02 mol $Cu^{2+}$; 0,03 mol $K^{+}$; x mol $Cl^{–}$ và y mol $SO_{4}^{2–}$ . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là

  • A. 0,03 và 0,02.
  • B. 0,05 và 0,01.
  • C. 0,02 và 0,05.
  • D. 0,01 và 0,03.

Câu 22: Cho 28,8 gam Cu vào 200ml dung dịch hỗn hợp axit $HNO_{3}$ 1,0M và $H_{2}SO_{4}$ 0,5M thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

  • A. 2,24 lít
  • B. 6,72 lít
  • C. 4,48 lít
  • D. 1,12 lít

Câu 23: Nhúng thanh Cu vào dung dịch chứa 0,02 mol $Fe(NO_{3})_{3}$. Khi muối sắt bi khử hết thì khối lượng thanh Cu sẽ

  • A. không thay đổi.
  • B. giảm 0,64 gam.
  • C. giảm 1,92 gam.
  • D. giảm 0,80 gam.

Câu 24: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch chứa $Cu(NO_{3})_{2}$ 0,1M và $AgNO_{3}$ 0,2M thu được dung dịch chứa hai loại ion kim loại và (m +1,6) gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A. 0,28g
  • B. 2,80g
  • C. 0,56g
  • D. 0,59g

Câu 25: Cho phản ứng $Cu + H^{+} + NO_{3}^{-} \rightarrow  Cu^{2+} + NO + H_{2}O$. Tổng các hệ số cân bằng (số nguyên tối giản) của phản ứng trên là

  • A. 22
  • B. 23
  • C. 28
  • D. 10

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận