Tắt QC

Trắc nghiệm hóa học 12 bài 32: Hợp chất của sắt (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học bài 32: Hợp chất của sắt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đem đun nóng một lượng quặng hematit chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 theo khối lượng trong loại quặng hematit này là

  • A. 60%            
  • B. 40%             
  • C. 20%            
  • D. 80%

  • A. 0,896     
  • B. 0,726
  • C. 0,747     
  • D. 1,120

Câu 3: Hòa tan một lượng $Fe_{x}O_{y}$ bằng $H_{2}SO_{4}$ loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là:

  • A. FeO    
  • B. $Fe_{2}O_{3}$    
  • C. $Fe_{3}O_{4}$    
  • D. A hoặc B

Câu 4: Chất nào sau đây khí phản ứng với dung dịch $HNO_{3}$ đặc nóng sẽ không sinh ra khí ?

  • A. FeO    
  • B. $Fe_{3}O_{4}$    
  • C. $Fe_{2}O_{3}$   
  • D. $Fe(OH)_{2}$

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn a gam một oxít sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng vừa đủ, có chứa 0,075 mol H2SO4, thu được b gam một muối và có 168 ml khí SO2 (đktc) duy nhất thoát ra. Trị số của b là

  • A. 12 gam           
  • B. 9 gam              
  • C. 8 gam            
  • D. 6 gam.

  • A. y = 17x     
  • B. x = 15y
  • C. x = 17y     
  • D. y = 15x

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm x mol Hg2S và 0,04 mol FeS2 bằng dung dịch HNO3 đặc, đun nóng, chỉ thu các muối sunfat kim loại có hóa trị cao nhất và có khí NO2 thoát ra. Trị số của x là

  • A. 0,01.             
  • B. 0,02.             
  • C. 0,08.              
  • D. 0,12.

  • A. 7,84   
  • B. 6,12    
  • C. 5,60    
  • D. 12,24

Câu 9: Đem nung 116g quặng Xiđerit, chứa FeCO3 và tạp chất trơ, trong không khí (coi như chỉ có oxi và nitơ) cho đến khối lượng không đổi. Cho hỗn hợp khí sau phản ứng hấp thụ vào bình đựng dung dịch nước vôi có hòa tan 0,4 mol Ca(OH)2, trong bình có tạo 20 gam kết tủa. Nếu đun nóng phần dung dịch, sau khi lọc kết tủa, thì thấy có xuất hiện thêm kết tủa nữa. Phần trăm khối lượng FeCO3 có trong quặng Xiđerit là

  • A. 60%             
  • B. 80%             
  • C. 50%             
  • D. 90%

  • A. Dùng CO khử $Fe_{2}O_{3}$ ở 500°C.
  • B. Nhiệt phân $Fe(OH)_{2}$ trong không khí.
  • C. Nhiệt phân $Fe(NO_{3})_{2}$
  • D. Đốt cháy FeS trong oxi.

Câu 11: Hỗn hợp A gồm hai muối FeCO3 và FeS2 có cùng số mol. Đem nung hỗn hợp A trong bình kín, đựng không khí dư (chỉ gồm N2 và O2) để các muối trên bị oxi hóa hết tạo oxit sắt có hóa trị cao nhất. Đưa nhiệt độ bình về bằng lúc đầu, so với lúc trước thì áp suất của bình sẽ

  • A. Không thay đổi      
  • B. Giảm đi          
  • C. Tăng lên           
  • D. Không xác định

Câu 12: Cho 6,48 gam bột nhôm vào 100 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1,0M và ZnSO4 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được hỗn hợp các kim loại có khối lượng m gam. Trị số của m là

  • A. 14,5 g           
  • B. 16,4 g              
  • C. 15,1 g            
  • D. 12,8 g

Câu 13: Sắp theo thứ tự pH tăng dần các dung dịch muối có cùng nồng độ mol gồm (I): KCl; (II): FeCl2; (III): FeCl3; (IV): K2CO3.

  • A. (II) < (III) < (I) < (IV)           
  • B. (IV) < (III) < (II) < (I)
  • C. (I) < (II) < (III) < (IV)           
  • D. (III) < (II) < (I) < (IV)

Câu 14: Cho 19,5 gam bột kẽm vào 250 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M và khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

  • A. 9,8 gam           
  • B. 8,4 gam             
  • C. 11,2 gam          
  • D. 11,375 gam

Câu 15:Phản ứng nào sau đây tạo ra được $Fe(NO_{3})_{3}$?

  • A. $Fe + HNO_{3}$ đặc, nguội
  • B. $Fe + Cu(NO_{3})_{2}$
  • C. $Fe(NO_{3})_{2} + Cl_{2}$
  • D. $Fe + Fe(NO_{3})_{2}$

Câu 16: Kim loại sắt có cấu trúc mạng tinh thể

  • A. lập phương tâm diện.
  • B. lập phương tâm khối.
  • C. lục phương.
  • D. lập phương tâm khối hoặc lập phương tâm diện.

Câu 17:nguyên tử của nguyên tố X có tổng các hạt cơ bản là 82. trong đó hạt mang điện gấp 1,73 lần hạt không mang điện. X là:

  • A.Fe.
  • B. Al.
  • C. Cu.
  • D. Cr.

Câu 18:Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng. Cho biết nguyên tử khối của Fe là 55,85 , khối lượng riêng của Fe là 7,87 g/$cm^{3}$. Tính bán kính gần đúng của Fe

  • A. 1,44.$10^{-8}$ cm
  • C. 1,97.$10^{-8}$ cm
  • B. 1,3.$10^{-8}$ cm
  • D.1,28.$10^{-8}$cm.

Câu 19:Trong phân tử $MX_{2}$, M chiếm 46,67% về khối lượng. Hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong phân tử $MX_{2}$ là 58. Công thức phân tử của $MX_{2}$ là

  • A. $FeS_{2}$.
  • B. $NO_{2}$.
  • C. $SO_{2}$.
  • D. $CO_{2}$.

Câu 20:Chia bột kim loại X thành 2 phần. Phần một cho tác dụng với $Cl_{2}$ tạo ra muối Y. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối Z. Cho kim loại X tác dụng với muối Y lại thu được muối Z. Vậy X là kim loại nào sau đây?

  • A. Mg
  • B. Al
  • C. Zn
  • D. Fe

Câu 21:Hỗn hợp X chứa 3 kim loại Fe, Ag và Cu ở dạng bột. Cho hỗn hợp X vào dung dịch Y chỉ chứa một chất tan và khuấy kỹ cho đến khi kết thúc phản ứng thì thấy Fe và Cu tan hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong X. dung dịch B chứa chất nào sau đây?

  • A. $AgNO_{3}$
  • B. $FeSO_{4}$
  • C. $Fe_{2}(SO_{4})_{3}$
  • D. $Cu(NO_{3})_{2}$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận