Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 6: Dân số Việt Nam

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 6: Dân số Việt Nam có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo nhóm tuổi, nước ta có cơ cấu dân số

  • A. già.
  • B. trẻ.
  • C. vàng.
  • D. già hóa.

Câu 2: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta hiện nay có xu hướng

  • A. giảm tỉ lệ nhóm trẻ em, tăng tỉ lệ nhóm cao tuổi.
  • B. giảm tỉ lệ nhóm trẻ em, tăng nhẹ tỉ lệ nhóm cao tuổi.
  • C. giảm tỉ lệ nhóm cao tuổi, tăng tỉ lệ nhóm trẻ em.
  • D. giảm nhẹ tỉ lệ nhóm trẻ em, tăng tỉ lệ nhóm cao tuổi.

Câu 3: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở Việt Nam đang bước vào thời kì

  • A. trẻ hóa.
  • B. già hóa.
  • C. vàng.
  • D. già.

Câu 4: Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

  • A. 51
  • B. 52
  • C. 53
  • D. 54

Câu 5: Dân tộc kinh chiếm bao nhiêu tổng số dân tộc tại Việt Nam?

  • A. 83%.
  • B. 84%.
  • C. 85%.
  • D. 86%.

Câu 6: Dân tộc thiểu số chiếm bao nhiêu tổng số dân tộc tại Việt Nam?

  • A. 13%.
  • B. 14%.
  • C. 15%.
  • D. 16%.

Câu 7: Năm 2021, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi biết chữ đạt

  • A. 95,6%.
  • B. 95,7%.
  • C. 95,8%.
  • D. 95,9%.

Câu 8: Số năm đi học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên là

  • A. 9,1 năm.
  • B. 9,2 năm.
  • C. 9,3 năm.
  • D. 9,4 năm.

Câu 9: Năm 2021, mật độ dân số nước ta bao nhiêu người/km2?

  • A. 295
  • B. 296
  • C. 297
  • D. 298

Câu 10: Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

  • A. Đồng bằng.
  • B. Trung du.
  • C. Nông thôn.
  • D. Thành thị.

Câu 11: Đâu không phải là hạn chế dân số nước ta?

  • A. Sức ép về tài nguyên.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Quá tải sử dụng dịch vụ.
  • D. Nâng cao chất lượng sống.

Câu 12: Đâu không phải là mục tiêu chiến lược dân số Việt Nam?

  • A. Duy trì mức sinh thay thế.
  • B. Đưa tỉ số giới tính về cân bằng.
  • C. Duy trì cơ cấu dân số già.
  • D. Nâng cao chất lượng dân số.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp để đạt được mục tiêu dân số,?

  • A. Hạn chế giáo dục, truyền thông về dân số.
  • B. Phát triển mạng lưới dịch vụ về dân số.
  • C. Đảm bảo nguồn lực cho công tác dân số.
  • D. Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế.

Câu 14: Đâu là thế mạnh của dân số nước ta?

  • A. Sức ép về tài nguyên.
  • B. Ô nhiễm môi trường.
  • C. Tạo ra thị trường tiêu thụ.
  • D. Giảm chất lượng sống.

Câu 15: Đâu là hạn chế của dân số nước ta?

  • A. Nguồn lực phát triển đất nước.
  • B. Tạo ra thị trường tiêu thụ.
  • C. Đáp ứng nhu nhân lực.
  • D. Giảm chất lượng sống.

Câu 16:  Cơ cấu dân số vàng là cơ cấu khi

  • A. Tỉ số phụ thuộc trên 60%.
  • B. Tỉ số phụ thuộc dưới 50%.
  • C. Tỉ số phụ thuộc trên 60%.
  • D. Tỉ số phụ thuộc dưới 50%.

Câu 17: Vùng núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng do

  • A. Lịch sử định cư sớm hơn
  • B. Nguồn lao động ít hơn.
  • C. Điều kiện tự nhiên khó khăn hơn.
  • D. kinh tế - xã hội chậm phát triển.

Câu 18: Khó khăn lớn nhất do sự tập trung đông dân cư ở đô thị là

  • A. giải quyết việc làm.
  • B. khai thác tài nguyên.
  • C. đảm bảo phúc lợi xã hội.
  • D. bảo vệ môi trường.

Câu 19: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố nước ta là

  • A. Tập quán canh tác và thâm canh cây lúa nước.
  • B. Chính sách phát triển dân số của Nhà nước.
  • C. Lịch sử định cư và phương thức sản xuất.
  • D. Tăng cường đầu tư khai hoang mở rộng đất.

Câu 20: Tình trạng di dân tới vùng trung du miền núi dẫn đến

  • A. Gia tăng sự mất cân bằng tỉ lệ giới tính.
  • B. Các vùng xuất cư thiếu hụt lao động.
  • C. Tăng khó khăn cho vấn đề việc làm.
  • D. Tài nguyên, môi trường bị suy giảm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác