Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm nhiều ngành là

  • A. chính sách phát triển công nghiệp của Nhà nước.
  • B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
  • C. giao lưu thuận lợi với vùng trong và ngoài nước.
  • D. nguồn lao động có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 2: Khả năng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yếu dựa vào yếu tố

  • A. nguồn lao động có chuyên môn.
  • B. chính sách phát triển của Nhà nước.
  • C. nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.
  • D. tài nguyên phong phú, đa dạng.

Câu 3: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả là

  • A. đất thường xuyên rửa trôi, xói mòn.
  • B. địa hình núi cao hiểm trở.
  • C. khí hậu rét đậm, thiếu nước mùa đông.
  • D. thường xuyên chịu ảnh hưởng lũ quét.

Câu 4: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ởTrung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. tăng sản lượng điện cho cả nước.
  • B. động lực phát triển kinh tế - xã hội.
  • C. điều hòa lũ trong mùa mưa hạ lưu sông.
  • D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Câu 5: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho chăn nuôi lợn hiện nay phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.
  • B. Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
  • C. Cơ sở vật chất và giống đảm bảo.
  • D. Cơ sở công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 6: Năm 2021, tỉ lệ gia tăng dân số của vùng là

  • A. 1,05%
  • B. 1,06%
  • C. 1,07%
  • D. 1,08%

Câu 7: So với mức trung bình của cả nước, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của vùng

  • A. cao hơn.
  • B. ngang mức.
  • C. thấp hơn
  • D. đồng mức.

Câu 8: Mật độ dân số trung bình nước ta đạt bao nhiêu người/km2?

  • A. 135
  • B. 136
  • C. 137
  • D. 138

Câu 9: Dân số vùng Trung du và miền núi Bắc Bố chủ yếu sống ở

  • A. nông thôn.
  • B. đô thị
  • C. thành thị.
  • D. thị xã.

Câu 10: Năm 2021, tỉ lệ dân thành thị vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đạt

  • A. 20,5%
  • B. 20,6%
  • C. 20,7%
  • D. 20,8%

Câu 11:  Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?

  • A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
  • B. Lao động khu vực dồi dào.
  • C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.
  • D. Khai thác quy mô cực lớn.

Câu 12: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu khai thác

  • A. than, a-pa-tít, đá vôi, nước khoáng.
  • B. dầu mỏ, a-pa-tít, đá vôi, nước khoáng.
  • C. than, a-pa-tít, vàng, nước khoáng.
  • D. than, a-pa-tít, kim cương, nước khoáng.

Câu 13: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát triển thủy điện?

  • A. Có nhiều vùng ao, hồ thuận lợi.
  • B. Trữ lượng nước chiếm 30% cả nước.
  • C. Nhu cầu về điện giảm.
  • D. Công nghệ chưa phát triển.

Câu 14: Trung du và miền núi Bắc Bộ xây dựng ba nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước xây dựng gồm:

  • A. Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu.
  • B. Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang.
  • C. Sơn La, Cát Bà, Lai Châu.
  • D. Bản Cát, Hòa Bình, Lai Châu.

Câu 15: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau?

  • A. Địa hình đa dạng.
  • B. Khí hậu ôn đới.
  • C. Nguồn nước hạn chế.
  • D. Lao động ít kinh nghiệm.

Câu 16: Cơ cấu cây trồng của Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm

  • A. cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau.
  • B. cây công nghiệp, cây lương thực, cây rau.
  • C. cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực.
  • D. cây lương thực, cây ăn quả, cây rau.

Câu 17: Trung du mà miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn

  • A. thứ nhất cả nước.
  • B. thứ hai cả nước.
  • C. thứ ba cả nước.
  • D. thứ tư cả nước.

Câu 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát triển chăn nuôi gia súc lớn?

  • A. Địa hình đồng bằng.
  • B. Khí hậu thuận lợi.
  • C. Nguồn nước hạn chế.
  • D. Lao động ít kinh nghiệm.

Câu 19: Loại gia súc lớn phổ biến trong vùng Trung du và miền núi Băc Bộ là

  • A. trâu.
  • B. đà điểu.
  • C. lừa.
  • D. cừu.

Câu 20: Ở vùng Trung du và miền núi Băc Bộ chăn nuôi bò có xu hướng

  • A. tăng đàn bò lấy thịt và sữa. 
  • B. giảm đàn bò lấy thịt và sữa.
  • C. tăng đàn bò lấy sức kéo. 
  • D. giảm đàn bò lấy sữa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác