Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Kết nối bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
PHẦN 4: ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
BÀI 23. KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Trung du và miền núi Bắc Bộ (Trung du và miền núi phía Bắc) năm ở phía bác đất nước. Vùng có thiên nhiên phong phú, giàu bản sắc văn hoa.... là những thế mạnh để phát triển kinh tế. Vùng đã khai thác các thế mạnh đó như thế nào? Việc phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa gì đối với quốc phòng an ninh?
I. Khái quát
1. Vị trí và phạm vi lãnh thổ
- Vị trí địa lí: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với hai nước là Trung Quốc và Lào; giáp vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm 14 tỉnh, chia thành 2 tiểu vùng Đông Bắc (10 tỉnh) và Tây Bắc (4 tỉnh).
+ Diện tích của vùng là 95,2 nghìn km² (năm 2021).
2. Dân số
- Quy mô dân số vùng là 12,9 triệu người (2021), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,05% (cao hơn mức trung bình cả nước).
- Mật độ dân số trung bình là 136 người/km² (thấp hơn mức trung bình cả nước).
- Tỉ lệ dân thành thị thấp (chỉ 20,5%), dân cư chủ yếu sống ở nông thôn.
- Vùng có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Mường, HMông, Tày, Nùng, Dao,...
II. KHAI THÁC THẾ MẠNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Khai thác và chế biến khoáng sản
a) Thế mạnh:
- Tự nhiên: tài nguyên khoáng sản nhất nước ta. Một số loại khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn, có khả năng khai thác với quy mô công nghiệp như than ở Lạng Sơn, Thái Nguyên; sắt ở Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang; đồng ở Sơn La, Bắc Giang; đồng – vàng ở Lào Cai; thiếc ở Cao Bằng, Thái Nguyên;...
- Kinh tế – xã hội: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, các yếu tố khoa học – công nghệ mới, tiên tiến được ứng dụng giúp cho khai thác và chế biến khoáng sản thuận lợi hơn.
b) Khai thác thế mạnh:
- Một số loại khoáng sản chủ yếu được khai thác như: than, a-pa-tít, đá vôi,...
- Khoáng sản là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất điện và các ngành công nghiệp khác.
- Một số sản phẩm của công nghiệp chế biến khoáng sản: xi măng, phân bón,...
- Khai thác khoáng sản có tác động đến môi trường, do vậy cần hạn chế các tác động xấu tới môi trường.
2. Phát triển thuỷ điện
a) Thế mạnh:
- Tự nhiên: Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất cả nước.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất nước ta. Riêng hệ thống sông Hồng chiếm trên 30% trữ lượng thuỷ năng của cả nước (11 triệu kW), trong đó sông Đà gần 6 triệu kW.
+ Vùng có nhiều sông, suối, thuận lợi để xây dựng các nhà máy thuỷ điện có công suất vừa và nhỏ.
+ Nhu cầu về điện trong nước ngày càng tăng, khoa học – công nghệ tiên tiến, chính sách phát triển phù hợp, nguồn vốn đầu tư lớn là động lực thúc đẩy ngành phát triển.
- Kinh tế – xã hội:
+ Nhu cầu về điện trong nước ngày càng tăng.
+ Chính sách phát triển phù hợp.
+ Khoa học – công nghệ tiên tiến.
+ Nguồn vốn đầu tư lớn.
b) Khai thác thế mạnh:
- Hiện trạng:
+ Vùng có nhiều nhà máy thủy điện lớn như: Nhà máy thủy điện Sơn La (lớn nhất cả nước với công suất 2400 MW), Nhà máy thủy điện Hòa Bình (1920 MW),... Bên cạnh đó, còn có một số nhà máy thủy điện vừa và nhỏ như Huội Quảng (520 MW), Tuyên Quang (342 MW),...
+ Việc phát triển thủy điện không chỉ giúp khai thác hiệu quả tiềm năng năng lượng của vùng mà còn cung cấp nguồn năng lượng cho cả nước, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế khu vực.
- Phương hướng phát triển:
+ Giải quyết hài hòa việc khai thác và sử dụng nguồn nước giữa thủy điện và thủy lợi.
+ Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, đồng thời ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
+ Khai thác hiệu quả vùng lòng hồ để phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.
+ Bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm duy trì nguồn nước ổn định cho các hồ thủy điện.
3. Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, câu rau
a) Thế mạnh:
- Tự nhiên:
+ Địa hình chủ yếu là đồi núi, xen kẽ với các cao nguyên tương đối bằng phẳng. Đất feralit chiếm phần lớn diện tích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và rau tập trung.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với mùa đông lạnh và sự phân hóa theo độ cao, rất phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cũng như các loại rau nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Nguồn nước dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu cho cây trồng.
- Kinh tế - xã hội:
+ Lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả trên địa hình đất dốc.
+ Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa và nông nghiệp hữu cơ đang được triển khai.
+ Nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp.
+ Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
b) Khai thác thế mạnh:
- Cây công nghiệp:
+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba của cả nước.
+ Một số loại cây công nghiệp lâu năm đáng chú ý gồm chè, cà phê, hồi, quế,...
+ Chè là cây công nghiệp quan trọng nhất, với diện tích 90 nghìn ha, chiếm hơn 70% diện tích chè của cả nước. Chè được trồng nhiều tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, và kết hợp với công nghiệp chế biến để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Anh, Đức, Pháp,...
+ Cà phê chủ yếu được trồng ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là ở Sơn La và Điện Biên.
- Cây ăn quả:
+ Các loại cây ăn quả phát triển mạnh như xoài, mận, vải, đào, lê, cam, quýt,...
+ Vùng này tích cực áp dụng khoa học - công nghệ trong việc trồng, chăm sóc và chế biến các sản phẩm từ cây ăn quả.
- Rau và các cây khác:
+ Diện tích trồng rau cận nhiệt và ôn đới khá lớn. Một số loại rau chính như su su, bắp cải, cà chua, súp lơ,... được trồng nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,...
+ Các loại cây dược liệu quý như đương quy, tam thất, đỗ trọng,... được trồng chủ yếu tại Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái,...
- Hướng phát triển:
+ Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, an toàn và nông nghiệp hữu cơ.
+ Tăng diện tích cây ăn quả và phát triển cây dược liệu gắn liền với công nghiệp chế biến.
4. Phát triển chăn nuôi gia súc lớn
a) Thế mạnh:
- Tự nhiên:
+ Vùng có một số cao nguyên khá bằng phẳng, tiêu biểu như Mộc Châu (Sơn La), thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
+ Nhiều đồng cỏ tự nhiên tạo điều kiện lý tưởng cho chăn nuôi gia súc.
+ Khí hậu và nguồn nước đều rất thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi.
- Kinh tế - xã hội:
+ Cơ sở hạ tầng cho chăn nuôi, bao gồm hệ thống chế biến thức ăn, chuồng trại, và chế biến sản phẩm, ngày càng được đầu tư đồng bộ và hiện đại hóa.
+ Nhiều công nghệ mới đã được áp dụng trong chăn nuôi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ngày càng được mở rộng, cả trong và ngoài nước.
b) Khai thác thế mạnh:
- Hình thức chăn nuôi: rất đa dạng, bao gồm cả chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, được phát triển rộng rãi.
- Gia súc lớn:
+ Đàn trâu ở vùng này chiếm số lượng lớn nhất cả nước (khoảng 55% đàn trâu cả nước), tập trung chủ yếu tại Hà Giang, Điện Biên, và Sơn La.
+ Đàn bò có xu hướng tăng nhanh, phân bố chủ yếu tại các tỉnh Sơn La, Bắc Giang, Hà Giang,...
+ Chăn nuôi ngựa là một đặc trưng của vùng, chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai,...
- Hướng phát triển:
+ Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
+ Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất.
+ Thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm từ chăn nuôi.
III. Ý nghĩa của phát triển kinh tế xã hội đối với quốc phòng an ninh
- Vùng tiếp giáp với Trung Quốc và Lào với diện tích rộng, nên việc phát triển kinh tế sẽ liên quan chặt chẽ đến an ninh quốc phòng.
- Vùng là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, từng là căn cứ địa cách mạng, phát triển kinh tế giúp tăng khối đại đoàn kết toàn dân từ đó ổn định xã hội và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 KNTT bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung, Ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức bài 23: Khai thác thế mạnh ở Trung
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận