Tắt QC

Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 Kết nối tri thức bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do

  • A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn.
  • B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.
  • C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá.
  • D. Có các dòng hải lưu.

Câu 2: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển?

  • A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới.
  • B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú.
  • C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí….
  • D. Vũng vịnh kín thuận lợi cho xây dựng hải cảng.

Câu 3: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì

  • A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết.
  • B. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển.
  • D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn.

Câu 4: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

  • A. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
  • B. Tăng cường hợp tác với các nước.
  • C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác
  • D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài.

Câu 5: Năm 2022, nước ta có bao nhiêu huyện đảo?

  • A. 10
  • B. 11
  • C. 12
  • D. 13

Câu 6: Đường bờ biển nước ta dài bao nhiêu km?

  • A. 3260
  • B. 3270
  • C. 3280
  • D. 3290

Câu 7: Vùng biển nước ta bao gồm

  • A. nội thủy, lãnh hải, vùng gần lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
  • B. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
  • C. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng kinh tế và thềm lục địa.
  • D. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng đất.

Câu 8: Tài nguyên vùng biển đảo nước ta gồm

  • A. Sinh vật, khoáng sản, du lịch…
  • B. Thực vật, khoáng sản, du lịch…
  • C. Động vật, khoáng sản, du lịch….
  • D. Sinh vật, khoáng chất, du lịch…

Câu 9: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là

  • A.Muối.                   
  • B. Sa khoáng.                       
  • C. Cát.                         
  • D. Dầu khí.

Câu 10: Đâu là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển Việt Nam?

  • A. Khoáng sản có trữ lượng lớn.
  • B. Hệ sinh thái biển kém đa dạng.
  • C. Khung cảnh thiên nhiên còn ít.
  • D. Bờ biển dài, có nhiều bãi cát.

Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện vai trò của biển đảo đối với kinh tế nước ta?

  • A. Vai trò trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  • B. Là nơi cư trú, nhiều hoạt động của dân cư.
  • C. Đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. 
  • D. Có nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch.

Câu 12: Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển xa bờ ở Việt Nam

  • A. bị suy thoái nghiêm trọng.
  • B. không đạt tiêu chuẩn cho phép.
  • C. có nhiều biến động qua các năm.
  • D. đạt chuẩn, tương đối ổn định và ít biến động.

Câu 13: Nội dung nào dưới đây là hướng chung trong giải quyết tranh chấp biển đảo?

  • A. Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
  • B. Hạn chế tham gia diễn đàn quốc tế.
  • C. Ngưng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
  • D. Giải quyết trên cơ sở tài chính.

Câu 14: So với môi trường trên đất liền, môi trường biển đảo có điểm gì khác biệt?

  • A. Có thể chia cắt được.
  • B. Môi trường đảo dễ bị suy thoái hơn.
  • C. Môi trường đảo khó bị suy thoái hơn.
  • D. Không chịu sự tác động của con người.

Câu 15: Để bảo vệ môi trường biển đảo, chúng ta không nên thực hiện giải pháp nào sau đây?

  • A. Xây dựng cơ chế, chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.
  • B. Khai thác trái phép và sử dụng quá mức các tài nguyên biển đảo.
  • C. Áp dụng thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát môi trường biển đảo.
  • D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường biển đảo.

Câu 16: Ở ven biển nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng nào sau đây?

  • A. Điện gió và thủy triều.
  • B. Thủy điện và nhiệt điện.
  • C. Thủy triều và thủy điện.
  • D. Chỉ có điện Mặt Trời.

Câu 17: Biển Đông nằm ở phía nào của Thái Bình Dương?

  • A. Phía Tây.
  • B. Phía Bắc.
  • C. Phía Đông 
  • D. Phía Nam.

Câu 18: Biển Đông có diện tích bao nhiêu km2?

  • A. 3447
  • B. 3448
  • C. 3449
  • D. 3446.

Câu 19: Khí hậu trên Biển Đông mang tính chất?

  • A. Cận nhiệt gió mùa.
  • B. Xích đạo gió mùa.
  • C. Ôn đới gió mùa.
  • D. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 20: Biển Việt Nam có diện tích khoảng bao nhiêu km2?

  • A. 1 triệu.
  • B. 2 triệu.
  • C. 3 triệu.
  • D. 4 triệu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác