Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Tập trung chủ yếu ở miền Bắc.
  • B. Phát triển mạnh ở các thành phố lớn.
  • C. Chưa đồng đều giữa các vùng miền.
  • D. Phát triển chủ yếu ở nông thôn.

Câu 2: Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành dịch vụ?

  • A. Tình hình tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Sự phát triển công nghiệp.
  • C. Nhu cầu của người dân và tình hình thị trường.
  • D. Tình hình biến đổi khí hậu.

Câu 3: Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong nền kinh tế vì lý do nào sau đây?

  • A. Giảm chi phí vận chuyển.
  • B. Giúp kết nối các khu vực sản xuất và tiêu thụ.
  • C. Cải thiện đời sống người dân.
  • D. Hỗ trợ việc phát triển công nghiệp.

Câu 4: Vai trò của khu công nghiệp là gì?

  • A. Làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.
  • B. Thu hút các nguồn lực ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao. 
  • C. Tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác, lao động nước ngoài.
  • D. Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp tại các địa phương.

Câu 5: Việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp giúp

  • A. thúc đẩy nhu cầu giao thông vận tải.
  • B. sử dụng nguồn nguyên liệu.
  • C. hoạt động cần nhiều lao động.
  • D. giảm loại hình dịch vụ.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây chưa đúng?

  • A. Hệ thống đường bộ nước ta đang hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.
  • B. Hệ thống đường sắt nước ta đã đạt được tiêu chuẩn đường sắt ASEAN.
  • C. Nhiều tuyến đường cao tốc đã được xây dựng và đưa vào vận hành.
  • D. Phần lớn các tuyến đường sắt ở nước ta hiện nay có khổ đường nhỏ.

Câu 7: Giao thông đường sông phát triển chủ yếu trên một số hệ thống sông như

  • A. sông Hồng.
  • B. sông Hậu Giang.
  • C. sông Tiền Giang.
  • D. sông Gâm.

Câu 8: Đâu loại hình du lịch nổi bật ở nước ta?

  • A. Du lịch biển đảo.
  • B. Du lịch trên không.
  • C. Du lịch địa phương.
  • D. Du lịch ảo ảnh.

Câu 9: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì trong khai thác và chế biến khoáng sản?

  • A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
  • B. Lao động khu vực dồi dào.
  • C. Khoa học kĩ thuật hiện đại.
  • D. Khai thác quy mô cực lớn.

Câu 10: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát triển chăn nuôi gia súc lớn?

  • A. Địa hình đồng bằng.
  • B. Khí hậu thuận lợi.
  • C. Nguồn nước hạn chế.
  • D. Lao động ít kinh nghiệm.

Câu 11: Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về khí hậu giúp

  • A. phát triển chuyên canh cây lương thực.
  • B. phát triển cây trồng ưa lạnh vụ đông.
  • C. cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
  • D. phát triển công nghiệp khai thác, chế biến.

Câu 12: Thế mạnh nào sau đây không phải của Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Phát triển trồng cây lương thực.
  • B. Phát triển kinh tế biển và du lịch.
  • C. Trồng cây công nghiệp lâu năm ôn đới.
  • D. Khai thác, chế biển khoáng sản.

Câu 13: Lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ kéo dài theo chiều

  • A. Đông – Tây.
  • B. Tây - Nam.
  • C. Bắc – Nam.
  • D. Đông – Bắc.

Câu 14: Bắc Trung Bộ có hạn chế nào dưới đây

  • A. Trồng ít diện tích cây lương thực.
  • B. Phát triển cây trồng nhiệt đới vụ đông.
  • C. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai.
  • D. Phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch.

Câu 15: Duyên hải Nam Trung Bộ là cửa ngõ ra biển của vùng nào nước ta?

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Tây Nguyên.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 16: Tây Nguyên thế mạnh về khí hậu giúp

  • A. quy hoạch vùng chuyên canh công nghiệp.
  • B. phát triển cây công nghiệp cơ cấu đa dạng.
  • C. cung cấp nguồn nước vào mùa khô.
  • D. phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển lâm nghiệp của Tây Nguyên?

  • A. Gồm hoạt động khai thác, chế biến, bảo vệ rừng.
  • B. Trồng rừng hiện nay đang được chú trọng.
  • C. Thế mạnh nổi trội của vùng.
  • D. Công tác quản lý, bảo vệ được tăng cường.

Câu 18: Đông Nam Bộ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất nước do

  • A. tài nguyên đất đa dạng.
  • B. có nhiều người nhập cư.
  • C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • D. lịch sử lãnh thổ khai thác lâu đời

Câu 19: Tại sao vấn đề việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở Đông Nam Bộ?

  • A. Dân nhập cư tập trung đông.
  • B. Đông dân, cơ cấu dân số trẻ.
  • C. Kinh tế còn chậm phát triển.
  • D. Dân đông, cơ cấu dân số trẻ, kinh tế chậm phát triển.

Câu 20: Sản xuất lương thực và thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò

  • A. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
  • B. động lực cho công nghiệp.
  • C. khai thác hết tài nguyên đất thoái hóa.
  • D. Cung cấp lương thực đủ cho vùng.

Câu 21: Ý nào dưới đây là thực trạng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  • A. Phát triển trung tâm du lịch biển.
  • B. Phát triển các ngành công nghiệp.
  • C. Giảm số lượng lao động.
  • D. Thu hút vốn nước ngoài.

Câu 22: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm

  • A. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
  • B. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Trị.
  • C. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Ngãi.
  • D. Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị.

Câu 23: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là

  • A. Muối.                   
  • B. Sa khoáng.                       
  • C. Cát.                         
  • D. Dầu khí.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây là hướng chung trong giải quyết tranh chấp biển đảo?

  • A. Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
  • B. Hạn chế tham gia diễn đàn quốc tế.
  • C. Ngưng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
  • D. Giải quyết trên cơ sở tài chính.

Câu 25: Ý nào dưới đây là hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Tăng cường quản lí và sử dụng hiệu quả.
  • B. Phát triển nông – lâm – thủy sản.
  • C. Đổi mới sản xuất nông – lâm – thủy sản.
  • D. Thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác