Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại Đồng bằng sông Cửu Long, ngành nào đóng vai trò chủ yếu trong phát triển kinh tế?

  • A. Nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và thủy sản.
  • B. Công nghiệp chế biến.
  • C. Dịch vụ và du lịch.
  • D. Công nghiệp khai khoáng.

Câu 2: Các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam chủ yếu phát triển nhờ vào yếu tố nào?

  • A. Sự tập trung đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng.
  • B. Các chính sách phát triển công nghiệp.
  • C. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
  • D. Chế độ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Câu 3: Việc phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

  • A. Giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo.
  • B. Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh.
  • C. Phát triển ngành công nghiệp dầu khí.
  • D. Tạo cơ hội tăng trưởng cho ngành nông nghiệp.

Câu 4: Các khu công nghiệp được hình thành và phát triển gắn liền với:

  • A. Công cuộc Đổi mới, mở cửa nền kinh tế của nước ta.
  • B. Tình hình phát triển kinh tế ở mỗi địa phương.
  • C. Trình độ phát triển công nghệ - kĩ thuật của mỗi vùng, địa phương.
  • D. Nguồn lao động sẵn có ở mỗi vùng, địa phương.

Câu 5: Sản phẩm/hướng phát triển chính của Khu công nghiệp cao Thành phố Hồ Chí Minh là gì?

  • A. Vi điện tử - công nghệ thông tin – viễn thông.
  • B. Dụng cụ cắt gọt công nghệ cao trong công nghiệp hàng không.
  • C. Cơ khí chính xác – tự động hóa. 
  • D. Công nghệ phục vụ dầu hóa.

Câu 6: Nhân tố nào giúp hoạt động dịch vụ thay đổi toàn diện?

  • A. Dân cư.
  • B. Thị trường.
  • C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật.
  • D. Chính sách.

Câu 7: Khu vực nào sau đây thuận lợi phát triển loại hình du lịch trên biển?

  • A. Sa Pa.
  • B. Bắc Giang.
  • C. Hạ Long.
  • D. Đà Lạt.

Câu 8: Vận tải đường biển đảm nhận việc vận chuyển 

  • A. Chở người du lịch.
  • B. Thị trường kinh doanh.
  • C. Chở hàng hóa quốc tế.
  • D. Chở hàng hóa nội địa.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm hoạt động viễn thông?

  • A. Dịch vụ viễn thông đa dạng.
  • B. Mạng lưới phát triển nhanh.
  • C. Các trung tâm lớn trên toàn quốc.
  • D. Hạ tầng viễn thông kết nối với toàn cầu.

Câu 10: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nội thương nước ta?

  • A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh.
  • B. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm.
  • C. Phát triển đa dạng nhiều loại hình.
  • D. Phương thức buôn bán hiện đại mở rộng.

Câu 11: Theo dự thảo Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam thời kì 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2045, nước ta có mấy vùng du lịch?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 12: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để phát cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau?

  • A. Địa hình đa dạng.
  • B. Khí hậu ôn đới.
  • C. Nguồn nước hạn chế.
  • D. Lao động ít kinh nghiệm.

Câu 13: Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?

  • A. Hải Phòng.
  • B. Hải Phòng.
  • C. Bắc Giang.
  • D. Quảng Ninh.

Câu 14: Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về nguồn nước giúp

  • A. phát triển chuyên canh cây lương thực.
  • B. phát triển cây trồng ưa lạnh vụ đông.
  • C. cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
  • D. phát triển công nghiệp khai thác, chế biến.

Câu 15: Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. khả năng mở rộng diện tích khá lớn.
  • B. phần lớn đất phù sa không được bồi đắp.
  • C. diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hóa.
  • D. đất nhiều nơi đang bị bạc màu.

Câu 16: Bắc Trung Bộ có thế mạnh về biển đảo giúp

  • A. hình thành cơ cấu nông nghiệp.
  • B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  • C. khai thác, nuôi trồng hải sản.
  • D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu 17: Đâu không phải là thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Bắc Trung Bộ?

  • A. Địa hình và đất.                                             
  • B. Khí hâu.
  • C. Khoáng sản.                                                   
  • D. Nguồn nước.

Câu 18: Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, khí hậu giúp

  • A. tổng trữ lượng hải sản nhỏ.
  • B. nhiều hải sản ít giá trị.
  • C. có nguồn hải sản phong phú.
  • D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lý, lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A. Tiếp giáp một quốc gia, ba vùng kinh tế.
  • B. Vị trí thuận lợi giao lưu với cửa khẩu.
  • C. Diện tích nhỏ nhưng mật độ dân cư cực cao.
  • D. Vị trí thuận lợi phát triển kinh tế biển.

Câu 20: Tây Nguyên có thế mạnh nào dưới đây để phát triển lâm nghiệp?

  • A. Phát triển cây trồng nhiệt đới vụ đông.
  • B. Có diện tích rừng khá lớn.
  • C. Mùa khô kéo dài nhiều tháng.
  • D. Phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển khai thác bô-xít của Tây Nguyên?

  • A. Xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên.
  • B. Khai thác ti -tan khu vực ven biển.
  • C. Phát triển nhiệt điện từ than đá.
  • D. Phát triển nghề làm muối.

Câu 22: Đông Nam Bộ có thế mạnh về biển giúp

  • A. phát triển chuyên canh quy mô lớn.
  • B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  • C. phát triển tổng hợp kinh tế biển.
  • D. phát triển công nghiệp khai thác.

Câu 23: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

  • A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.
  • B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn.
  • C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.
  • D. Nhiệt độ quanh năm cao.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác