Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Địa lí 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay đang tập trung chủ yếu ở đâu?

  • A. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
  • C. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
  • D. Các vùng núi Tây Bắc.

Câu 2: Du lịch ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhờ yếu tố nào sau đây?

  • A. Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ.
  • B. Môi trường tự nhiên đa dạng và phong phú.
  • C. Sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước.
  • D. Chính sách đóng cửa biên giới.

Câu 3: Khai thác thế mạnh nào là ưu tiên hàng đầu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

  • A. Khai thác tài nguyên khoáng sản.
  • B. Phát triển công nghiệp nhẹ.
  • C. Phát triển nông nghiệp và du lịch.
  • D. Phát triển công nghiệp nặng.

Câu 4: Ngành dịch vụ có vai trò

  • A. nâng cao trình độ sản xuất ngoài nước.
  • B. góp phần thực hiện công nghiệp hóa.
  • C. thúc đẩy quá trình đóng cửa tự phát triển.
  • D. Sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên.

Câu 5: Đâu không phải là ảnh hưởng của nhân tố thị trường đến ngành dịch vụ nước ta?

  • A. Nhu cầu thị trường lớn và đa dạng.
  • B. Thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ.
  • C. Tăng nhu cầu di chuyển, du lịch.
  • D. Dịch vụ được đổi mới sáng tạo.

Câu 6: Loại hình giao thông nào dưới đây có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất?

  • A. Đường sông.
  • B. Đường sắt.
  • C. Đường ô tô.
  • D. Đường hàng không.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm ngành bưu chính viễn thông?

  • A. Gồm hoạt động bưu chính và viễn thông.
  • B. Phát triển theo hướng chuyển đổi số.
  • C. Phục vụ cho ngành khai thác, chế biến.
  • D. Liên kết chặt chẽ với dịch vụ khác.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh về địa hình và đất giúp

  • A. phát triển chuyên canh cây lương thực.
  • B. phát triển cây trồng ưa lạnh vụ đông.
  • C. cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt.
  • D. phát triển công nghiệp khai thác, chế biến.

Câu 9: Đồng bằng sông Hồng có mật độ số dân cao nước do

  • A. tài nguyên đất đa dạng.
  • B. khí hậu có mùa đông lạnh.
  • C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
  • D. lịch sử lãnh thổ khai thác lâu đời.

Câu 10: Bắc Trung Bộ có thế mạnh về địa hình và đất giúp

  • A. hình thành cơ cấu nông nghiệp.
  • B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  • C. nuôi trồng thủy sản nước ngọt và lợ.
  • D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu 11: Theo Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội, nước ta được chia thành bao nhiêu vùng kinh tế?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 7

Câu 12: Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều diện tích nước mặn, lợ và đầm phá giúp

  • A. hình thành cơ cấu nông nghiệp.
  • B. phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
  • C. khai thác, nuôi trồng hải sản.
  • D. phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường.

Câu 13: Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển nghề làm muối ở 

  • A. Ninh Thuận.
  • B. Ninh Bình.
  • C. Nghệ An.
  • D. Quảng Nam.

Câu 14: Tây Nguyên có mùa khô kéo dài từ

  • A. 1 đến 2 tháng.
  • B. 2 đến 3 tháng.
  • C. 3 đến 4 tháng.
  • D. 4 đến 5 tháng.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện của Tây Nguyên?

  • A. Có trữ năng thủy điện lớn.
  • B. Sản lượng chiếm 20% cả nước.
  • C. Cung cấp điện cho các ngành kinh tế.
  • D. Khai thác gần bờ là chủ yếu.

Câu 16: Đông Nam Bộ có hạn chế về điều kiện tự nhiên nào dưới đây?

  • A. Ít diện tích cây lương thực.
  • B. Khó khăn về việc làm, nhà ở.
  • C. Mùa khô kéo dài.
  • D. Kém phát triển dịch vụ du lịch.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển dịch vụ của Đông Nam Bộ?

  • A. Phát triển nhanh và tăng về quy mô.
  • B. Giao thông phát triển đủ loại hình.
  • C. Du lịch đóng vai trò quan trọng.
  • D. Thương mại còn chưa được chú trọng.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm tài nguyên du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Gồm du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa.
  • B. Có hệ thống ven đảo thu hút.
  • C. Thế mạnh nổi trội của vùng.
  • D. Hình thành chợ nổi thu hút khách du lịch.

Câu 19: Phương châm “ sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm

  • A. Khai thác các nguồn lợi do lũ hằng năm đem lại.
  • B. Thích nghi với sự biến đổi của khí hậu.
  • C. Thay đổi tốc độ dòng chảy của sông.
  • D. Giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại.

Câu 20: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm

  • A. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
  • B. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
  • C. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
  • D. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.

Câu 21: Ý nào dưới đây là định hướng phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ?

  • A. Phát triển khoa học – công nghệ.
  • B. Phát triển những ngành cũ.
  • C. Phát triển nông nghiệp mạnh.
  • D. Thu hút vốn trong nước.

Câu 22: Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào sau đây?

  • A. Du lịch, ngư nghiệp.
  • B. Khai thác khoáng sản, ngư nghiệp.
  • C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản.
  • D. Nông – lâm nghiệp.

Câu 23: Loại khoáng sản đang có giá trị nhất ở biển Đông nước ta hiện nay là

  • A. dầu mỏ, khí tự nhiên.
  • B. muối.
  • C. cát thủy tinh.       
  • D. titan.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác