Lý thuyết trọng tâm Địa lí 12 Kết nối bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 33: Phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 33. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

Việt Nam có vùng biển và các đảo, quần đảo giàu tài nguyên thiên nhiên, có nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển - đảo ở Việt Nam như thế nào? Ý nghĩa chiến lược của Biển Dông trong phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh cho đất nước ra sao?

I. Khái quát về biển Đông và các đảo, quần đảo

1. Biển Đông

- Biển Đông nằm ở phía tây Thái Bình Dương, trải dài từ khoảng vĩ độ 3°N đến 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến 121 Đ. 

+ Diện tích Biển Đông là 3,447 triệu km², lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới; có hai vịnh biển lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. 

+ Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Khí hậu trên Biển Đông mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Độ muối trung bình khoảng 32 – 33%, có sự biến động theo mùa và theo khu vực. Trên Biển Đông có các dòng biển gió mùa, thay đổi hướng chảy, tính chất theo mùa.

- Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản, sinh vật, du lịch,... là điều kiện thuận lợi để các nước trong khu vực khai thác tổng hợp kinh tế biển.

2. Vùng biển, các đảo, quần đảo của Việt Nam

- Diện tích và giới hạn:

+ Biển Việt Nam có diện tích rộng trên 1 triệu km².

+ Các bộ phận vùng biển: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Đảo và quần đảo

+ Vùng biển nước ta có hàng nghìn đảo và quần đảo, trong đó có 2 quần đảo: Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) và Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).

+ Năm 2022, Việt Nam có 1 thành phố đảo trực thuộc tỉnh và 11 huyện đảo.

- Đường bờ biển

+ Dài khoảng 3 260 km từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

+ Có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

II.  Tài nguyên thiên nhiên vùng biển, đảo Việt Nam

1. Tài nguyên sinh vật

- Đặc điểm:

+ Nguồn hải sản phong phú và đa dạng với hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế cao và nhiều loài mang giá trị dinh dưỡng lớn như tôm, cua, mực.

+ Trữ lượng hải sản ước tính khoảng 4 triệu tấn.

+ Khu vực ven biển có nhiều vườn quốc gia nổi tiếng như Bái Tử Long, Cát Bà,... và các khu dự trữ sinh quyển.

- Ảnh hưởng:

+ Thuận lợi cho việc phát triển ngành đánh bắt hải sản.

+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và sản xuất.

+ Bảo tồn nguồn gen quý, tạo tiền đề phát triển du lịch sinh thái.

+ Các đầm lầy, cửa sông, bãi triều rất thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ.

2. Tài nguyên khoáng sản

- Đặc điểm:

+ Thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Tập trung ở các bể trầm | tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa – Hoàng Sa.

+ Dọc ven biển, vùng sườn bờ và đáy biển điều tra được hơn 30 loại khoáng sản.

+ Năng lượng gió biển đứng đầu khu vực Đông Nam Á, nhất là từ Bình Định đến Cà Mau.

+ Tiềm năng về băng cháy.

- Ảnh hưởng:

+ Khai thác tài nguyên khoáng sản biển: dầu khí, ti-tan, băng cháy; phát triển điện gió,...

3. Tài nguyên du lịch

- Việt Nam có đường bờ biển kéo dài, cảnh quan bờ biển đa dạng, nhiều bãi tắm đẹp dọc khu vực biển, đảo từ Bắc vào Nam như Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Phú Quốc,...

- Vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo có phong cảnh đẹp như Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc,... Đặc biệt có vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà đã được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên của thế giới.

- Hệ sinh thái biển phong phú, đặc sắc như các hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, đầm phá,... tạo thuận lợi để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch biển.

4. Tài nguyên khác

- Năng lượng gió ở vùng biển Việt Nam được đánh giá đứng đầu khu vực Đông Nam Á. Vùng biển có khả năng khai thác năng lượng gió tốt nhất là từ Bình Định đến Cà Mau.

- Ngoài ra, địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng các cảng biển nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển và xuất nhập khẩu hàng hoá,...

III. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, đảo

1. Phát triển du lịch biển, đảo

- Hiện trạng:

+ Số lượng khách và doanh thu du lịch biển tăng.

+ Nhiều loại hình du lịch biển mang lại hiệu quả cao như nghỉ dưỡng biển, thể thao biển,...

- Các trung tâm du lịch biển như: Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc,...

- Ảnh hưởng:

+ Thúc đẩy các ngành giao thông vận tải biển, nuôi trồng thuỷ sản.

+ Nâng cao đời sống của người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hoá vùng biển.

2. Phát triển giao thông vận tải biển

- Hiện trạng:

+ Hệ thống cảng biển ngày càng phát triển và hiện đại.

+ Các tuyến giao thông vận tải biển ở nước ta được mở rộng cả nội địa và quốc tế.

+ Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hoá bằng đường biển có xu hướng tăng

- Ảnh hưởng:

+ Thúc đẩy sự phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu, du lịch biển.

+ Khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trên thế giới và góp phần bảo vệ quốc phòng an ninh trên biển

3. Khai thác khoáng sản biển

- Hiện trạng:

+ Khai thác khoáng sản ở vùng biển nước ta quan trọng nhất là dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Dọc ven biển, cát thuỷ tinh và ti-tan cũng đang được khai thác.

+ Làm muối là nghề truyền thống của một số vùng ven biển.

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho đất nước, thúc đẩy ngành công nghiệp hóa dầu,..., tạo hàng xuất khẩu.

4. Khai thác tài nguyên sinh vật biển, đảo

- Hiện trạng:

+ Khai thác hải sản được đầu tư tốt hơn để tăng cường đánh bắt xa bờ.

+ Sản lượng khai thác hải sản tăng nhanh.

+ Ngành nuôi trồng hải sản được đầu tư. Các mô hình công nghiệp, công nghệ cao phổ biến.

- Ảnh hưởng:

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm.

+ Tạo mặt hàng xuất khẩu, góp phần thúc đẩy du lịch biển.

IV. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển, đảo

- Nếu một vùng biển ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên biển, cuộc sống cư dân ven biển, đảo.

- Việc khai thác các nguồn lợi trên Biển Đông và khu vực ven biển đã và đang có ảnh hưởng xấu đến môi trường biển, khiến môi trường biển bị suy thoái. Do đó, cần bảo vệ kịp thời môi trường biển và cuộc sống cư dân ven biển.

V. Ý nghĩa chiến lược của biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh

1. Ý nghĩa của Biển Đông đối với sự phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng an ninh

- Mục tiêu của nước ta là xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, an toàn. Cần phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là nền tảng và nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước.

- Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân.

2. Hướng chung trong giải quyết việc giải quyết tranh chấp vùng biển, đảo 

- Tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

- Chủ động, tích cực tham gia diễn đàn quốc tế và khu vực.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành tổng hợp kinh tế biển, qua đó đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Giải quyết vấn đề tranh chấp trên cơ sở hòa bình, hữu nghị, tôn trọng chủ quyền biển, đảo.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Địa lí 12 KNTT bài 33: Phát triển kinh tế và đảm, kiến thức trọng tâm Địa lí 12 kết nối tri thức bài 33: Phát triển kinh tế và đảm, Ôn tập Địa lí 12 kết nối tri thức bài 33: Phát triển kinh tế và đảm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác