Siêu nhanh giải bài 6 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
Giải siêu nhanh bài 6 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức phù hợp với mình.
BÀI 6. GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Trong tự nhiên, chỉ có các khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn nguyên tử của các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?
Giải rút gọn:
Nhường, nhận hay dùng chung các electron
I. CẤU TRÚC ELECTRON BỀN VỮNG CỦA KHÍ HIẾM
Câu hỏi: Quan sát hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar
Giải rút gọn:
He < Ne và Ar
Ne = Ar
II. LIÊN KẾT ION
Câu 1: Quan sát Hình 6.2 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl-
Giải rút gọn:
Na > Na+
Cl < Cl-
Câu 2: Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide như sau:
Hãy cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.
Giải rút gọn:
Mg đã nhường 2 electron
III. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất
Câu 1: Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị
Giải rút gọn:
H:
- Trước: 1
- Sau: 2
O:
- Trước: 6
- Sau: 8
Câu 2: Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.
Giải rút gọn:
Cl có 7 electron, hai phân tử Cl liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.
N có 5 electron, hai phân tử N liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung.
2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất
Câu 1: Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?
Giải rút gọn:
Ne.
Câu 2: Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia (gồm một nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử H)
Giải rút gọn:
Carbon dioxide: hai nguyên tử O liên kết với một nguyên tử C, C góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo hai cặp electron dùng chung với mỗi nguyên tử O
Ammonia: ba nguyên tử H liên kết với một nguyên tử N, N góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức bài 6, Giải bài 6 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 6 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
Bình luận