Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời sáng tạo bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

1. ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG 

HĐKP1:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

xy ⊥ AB tại trung điểm O.

Kết luận:

Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

Ví dụ 1: SGK-tr67

Thực hành 1: 

Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Có BC ⊥ AB

           MM' // BC  

=> MM' ⊥ AB hay MM' ⊥ AN

Tương tự ta có: NN' ⊥ AB, PP' ⊥ NB

AM = MN => M là trung điểm của AN. Mà M'M ⊥ AN

=> MM' là đường trung trực của AN

NP = PB => P là trung điểm của NB. Mà PP' ⊥ NB

=> PP' là đường trung trực của NB

 AM = MN = NP= PB => AN= NB => N là trung điểm của AB

NN' ⊥ AB. N là trung điểm của AB => NN' là đường trung trực của AB.

Vận dụng 1:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Xét ∆APD và ∆CPD có:

AD = CD

DP chung

$\widehat{ADP}=\widehat{CDP}$

=>  ∆APD = ∆CPD (g.c.g)

=> $\widehat{APD}=\widehat{CPD}$

mà $\widehat{APD}+\widehat{CPD}$ = 180°

=> 2$\widehat{APD}$ = 180°

=> $\widehat{APD}$ = 90°

=> DP ⊥ AP hay DP ⊥ AC

Mà P là trung điểm của AC

=> DP là đường trung trực của AC, hay DB là đường trung trực của AC.

2. TÍNH CHẤT CỦA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC 

HĐKP2:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

d là đường trung trực của AB tại điểm O 

=> ∆MOA và ∆MOB là hai tam giác vuông tại O.

Xét ∆MOA và ∆MOB cùng vuông tại đỉnh O ta có:

MO chung

AO = OB ( O là trung điểm của AB)

=> ∆MOA = ∆MOB (hai cạnh góc vuông)

=> MA = MB.

=> Kết luận:

Định lí 1:

Điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

Định lí 2:

Điểm cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Thực hành 2:

M thuộc đường thẳng d mà d là đường trung trực của AB

=> MA = MB

=> x + 2 = 7 

=> x = 7 - 2 = 5.

Vậy x = 5.

Vận dụng 2:

Lý thuyết trọng tâm toán 7 chân trời bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Ta có M thuộc 2 đường tròn tâm A và B

Mà bán kính đường tròn tâm A bằng với bán kính đường tròn tâm B

=> MA = MB

=> M cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng B

=> M thuộc đường trung trực của AB

Tương tự ta có NA = NB

=> N cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng AB

=> N thuộc đường trung trực của AB

=> MN là đường trung trực của AB.

Chú ý:

- Khi vẽ hai cung tròn trên, ta phải lấy bán kính lớn hơn $\frac{1}{2}$ AB thì hai cung tròn đó mới có hai điểm chung.

- Giao điểm của đường thẳng MN với đoạn thẳng AB là trung điểm của đoạn thẳng AB nên cách vẽ trên cũng là cách dựng trung điểm của đoạn thẳng bằng thước và compa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức toán 7 CTST bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng, kiến thức trọng tâm toán 7 chân trời bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng, Ôn tập toán 7 chân trời sáng tạo bài 5: Đường trung trực của một đoạn thẳng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác