Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 3: Khái niệm vectơ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 3: Khái niệm vectơ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. KHÁI NIỆM VECTƠ
HĐ1:
Hình ảnh về mũi tên chỉ dẫn cho biết:
+) Hướng đi từ Cổng đến Khu vui chơi: là hướng xuất phát từ điểm đầu A đến điểm cuối B.
+) Khoảng cách từ Cổng đến Khu vui chơi: 200 m.
Kết luận:
Vectơ là một đoạn thẳng có hướng.
Ví dụ:
Vectơ có điểm đầu là A và điểm cuối là B, kí hiệu là: $\overrightarrow{AB}$
- Đường thẳng d đi qua hai điểm A và B là giá của vectơ $\overrightarrow{AB}$.
- Độ dài đoạn thẳng $AB$ là độ dài của vectơ $AB$, kí hiệu $\left | \overrightarrow{AB} \right |$
Ta có: $\left | \overrightarrow{AB} \right |= \overrightarrow{AB}.$
- Vectơ còn được kí hiệu là $\overrightarrow{a}, \overrightarrow{b}, \overrightarrow{u}, \overrightarrow{v},...$
Độ dài của vectơ $\overrightarrow{a}$, được kí hiệu là $\left | \overrightarrow{a} \right |$
Ví dụ 1 (SGK -tr80)
Luyện tập 1:
Các vectơ đó là: $\overrightarrow{AA}, \overrightarrow{AB}, \overrightarrow{AC}, \overrightarrow{BA}, \overrightarrow{BB}, \overrightarrow{CC}, \overrightarrow{CA}, \overrightarrow{CB}, \overrightarrow{CC}.$
Ví dụ 2 (SGK -tr 80)
II. VECTƠ CÙNG PHƯƠNG. VECTƠ CÙNG HƯỚNG
HĐ2:
Giá của vectơ $\overrightarrow{AB}$ là đường thẳng m.
Giá của vectơ $\overrightarrow{CD}$ là đường thẳng n.
Giá của vectơ $\overrightarrow{PQ}$ là đường thẳng n.
Ta có: Giá của vectơ $\overrightarrow{CD}$ song song với giá vectơ $\overrightarrow{AB}$ và trùng với giá của vectơ $\overrightarrow{PQ}$.
Kết luận:
Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.
HĐ3:
Hai vectơ không cùng hướng.
Nhận xét: Nếu hai vectơ cùng phương thì chúng cùng hướng hoặc ngược hướng.
Ví dụ 3 (SGK – tr 80)
III. HAI VECTƠ BẰNG NHAU
HĐ4
a)
+ Hai vectơ $\overrightarrow{AB}$ và $\overrightarrow{CD}$ cùng phương với nhau (do có giá song song với nhau).
+ Hai vectơ $\overrightarrow{AB}$ và $\overrightarrow{CD}$ cùng hướng với nhau.
b) Hai vectơ $\overrightarrow{AB}$ và $\overrightarrow{CD}$ có cùng độ dài (bằng 5 ô vuông).
Kết luận:
Hai vectơ $\overrightarrow{AB}, \overrightarrow{CD}$ bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài, kí hiệu: $\overrightarrow{AB} = \overrightarrow{CD}$
Nhận xét:
+ Hai vectơ bằng nhau nếu chúng cùng hướng và cùng độ dài kí hiệu là $\overrightarrow{a}= \overrightarrow{b}$
+ Khi cho trước vectơ a và điểm O, thì ta luôn tìm được một điểm A duy nhất sao cho $\overrightarrow{OA}= \overrightarrow{a}$ .
Ví dụ 4 (SGK – tr 81)
Luyện tập 2:
Ta có hai vectơ $\overrightarrow{AD} = \overrightarrow{BC}$ nên $AD // BC$ và $AD = BC$.
Suy ra tứ giác $ABCD$ là hình bình hành.
IV. VECTƠ-KHÔNG
Kết luận: Vectơ-không là vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, kí hiêu là 0.
+ Quy ước vectơ-không có độ dài bằng 0.
+ Vectơ-không luôn cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
+ Mọi vectơ-không đều bằng nhau $\overrightarrow{0} = \overrightarrow{AA} = \overrightarrow{BB} = \overrightarrow{CC}$ = ... với mọi điểm $A, B, C,...$
Nhận xét: Hai điểm A, B trùng nhau khi và chỉ khi $\overrightarrow{AB}= \overrightarrow{0}$.
V. BIỂU THỊ MỘT SỐ ĐẠI LƯỢNG CÓ HƯỚNG BẰNG VECTƠ
Ví dụ:
Biểu thị $\overrightarrow{F}$ bằng vectơ $\overrightarrow{AB}$.
Ví dụ 5 (SGK – tr 81)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận