Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác

Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 10 cánh diều bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC TỪ ĐẾN 180

HĐ1 (SGK -tr63)

 

Hinh 1

HĐ2 (SGK -tr63)

Hinh 2

Mở rộng khái niệm tỉ số lượng giác đối với góc nhọn cho những góc từ $0^{\circ}$ đến $180^{\circ}$, ta có định nghĩa:

Với mỗi góc $0^{\circ}≤α≤180^{\circ}$, ta xác định một điểm $M(x_o;y_o)$ trên nửa đường tròn đơn vị sao cho $\widehat{xOM}=α$. Khi đó:

 + sin của góc α, kí hiệu là $\sin a$, được xác định bởi: $\sin a=y_o$;

+ côsin của góc α, kí hiệu là $\cos a$, được xác định bởi: $\cos a=x_o$;

+ tang của a, kí hiệu là $\tan a$, được xác định bởi: $\tan a=\frac{y_o}{x_o}(x_o≠0)$;

+ côtang của a, kí hiệu là $\cot a$, được xác định bởi: $\cot a=\frac{x_o}{y_o}(y_o≠0)$;

Các số $\sin a, \cos a, \tan a, \cot a$ được gọi là giá trị lượng giác của góc a.

Ví dụ 1 (SGK -tr64)

Chú ý:

+) $\tan a= \frac{\sin a}{\cos a} (a≠90^{\circ})$;

$\cot a = \frac{\cos a}{\sin a} (0<a<180^{\circ})$

$\tan a = \frac{1}{\cot a}$

+)

$\cos (90^{\circ}-a) = \sin a (0^{\circ}≤ a ≤90^{\circ})$ ;

$\sin (90^{\circ}-a) = \cos a (0^{\circ}≤a≤90^{\circ})$ ;

$\tan (90^{\circ}-a) = \cot a (0^{\circ}<a≤90^{\circ})$;

$\cot (90^{\circ}-a) = \tan a (0^{\circ}≤a<90^{\circ})$

HĐ3:

Hinh 3

a) Do $MN // Ox$ nên $\widehat{NMO}=\widehat{xOM}=a$ (hai góc so le trong).

Xét tam giác OMN cân tại O do OM = ON ta có:

$\widehat{MON}=180^{\circ}-2\widehat{NMO}=180^{\circ}-2a$

$\widehat{xON}=\widehat{xOM}+\widehat{MON}=180^{\circ}-a$

b) Gọi tọa độ điểm $M(x_o;y_o)$

Do M và N đối xứng nhau qua trục Oy nên ta có tọa độ điểm $N = (-x_o; y_o)$

Theo định nghĩa giá trị lượng giác có:

$\cos (180^{\circ}-a)= -x_o = \cos a$

$\sin (180^{\circ}-a)= y_o = \sin a$

$\tan (180^{\circ}-a)= \frac{y_o}{-x_o}=-\tan a$

$\cot (180^{\circ}-a)= \frac{-x_o}{y_o} = -\cot a$

Kết luận:

Với $0^{\circ}≤α≤180^{\circ}$ thì:

$\sin (180^{\circ}-a)= \sin a$;

$\cos (180^{\circ}-a)= \cos a$;

$\tan (180^{\circ}-a)= -\tan a (a≠90^{\circ})$;

$\cot (180^{\circ}-a)= -\cot a (a≠90^{\circ},a≠180^{\circ})$.

Ví dụ 2 (SGK -tr65)

Ví dụ 3 (SGk -tr65)

Bảng giá trị lượng giác của một số góc đặc biệt:

Hinh 4

HĐ4 (SGK -tr66)

HĐ5 (SGK -tr66)

Chú ý:

Khi tìm góc $a(0^{\circ}≤a≤180^{\circ})$ nếu đã biết $\sin a$, trên máy tính chỉ hiện lên kết quả góc α trong khoảng từ $0^{\circ}$ đến $180^{\circ}$.

Luyện tập 1:

Theo tính chất hai đường thẳng song song ta có:

$\left\{\begin{matrix}\widehat{ACH}=45^{\circ} &  & \\\widehat{BCH}=50^{\circ} &  & \end{matrix}\right.$

Ta có:

$\left\{\begin{matrix}\tan \widehat{ACH}= \frac{AH}{CH} & & &\\ & & & \\ \tan \widehat{BCH}= \frac{BH}{CH} & & &\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
\tan45^{\circ}= \frac{h}{CH} & & & \\ & & & \\ \tan50^{\circ}= \frac{h+20,25}{CH} & & & \end{matrix}\right.$

Mà $CH = AH$ do tam giác $ACH$ vuông cân tại H.

$\Rightarrow \tan 50^{\circ}= \frac{h+20,25}{h}$

$\Rightarrow h ≈ 105,6 (m)$

Hinh 5

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Lý thuyết trọng tâm toán 10 cánh diều bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác, Nội dung kiến thức toán 10 cánh diều, Tổng hợp kiến thức toán 10 cánh diều bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác