Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Giải chi tiết VBT Khoa học tự nhiên 9 cánh diều bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

BÀI 35: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ

Bài tập 1 trang 87 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào dưới đây về nhiễm sắc thể của sinh vật nhân thực là đúng?

A. Nhiễm sắc thể chỉ có DNA.

B. Nucleosome là đơn vị chức năng cơ bản của nhiễm sắc thể.

C. Số lượng gene trên nhiễm sắc thể là khác nhau giữa các loại tế bào của cơ thể sinh vật.

D. Nhiễm sắc thể bao gồm một phân tử DNA mạch kép.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Nhiễm sắc thể được cấu tạo bởi DNA và protein histone.

B. Sai. Nucleosome là đơn vị cấu tạo cơ bản của nhiễm sắc thể.

C. Sai. Các tế bào trong cùng một cơ thể có cùng kiểu gene.

D. Đúng. Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử DNA mạch kép.

Bài tập 2 trang 87 Sách bài tập KHTN 9: Nếu một tế bào sinh vật nhân thực không có khả năng tổng hợp protein histone thì điều nào dưới đây có thể diễn ra?

A. DNA của tế bào không liên kết với protein để hình thành nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.

B. Không hình thành sợi tơ vô sắc để giúp tế bào phân chia.

C. Hoạt động của các gene khác sẽ được kích hoạt để bù đắp cho việc thiếu histone.

D. Tế bào của cơ thể sẽ lấy các phân tử histone từ môi trường ngoại bào.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A

Nhiễm sắc thể được cấu tạo bởi DNA và protein histone → Nếu một tế bào sinh vật nhân thực không có khả năng tổng hợp protein histone thì DNA của tế bào không liên kết với protein để hình thành nhiễm sắc thể trong nhân tế bào.

Bài tập 3 trang 87 Sách bài tập KHTN 9: Vị trí của gene trên nhiễm sắc thể được gọi là

A. allele.

B. trình tự.

C. locus.

D. tính trạng.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: C

Gene nằm trên nhiễm sắc thể tại một vị trí gọi là locus của gene.

Bài tập 4 trang 87 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào dưới đây về nhiễm sắc thể X và Y của người là đúng?

A. Cả hai đều có mặt trong mọi tế bào của nam và nữ.

B. Có kích thước và trình tự gene như nhau.

C. Hoàn toàn tương đồng với nhau, chỉ có tên gọi là khác nhau.

D. Có vai trò trong việc quy định giới tính của cá thể.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: D

A. Sai. Ở người, người nam mang cặp NST XY, người nữ mang cặp NST XX → Nam giới có cả 2 loại nhiễm sắc thể giới tính X và Y còn nữ giới chỉ có nhiễm sắc thể giới tính X.

B. Sai. Nhiễm sắc thể Y nhỏ hơn và chứa ít gene hơn nhiễm sắc thể X.

C. Sai. Nhiễm sắc thể X và Y là hai nhiễm sắc thể tương đồng không hoàn toàn (có đoạn tương đồng tức là chứa các gene giống nhau và có cả những đoạn không tương đồng tức là chứa các gene khác nhau).

D. Đúng. Ở người, nhiễm sắc thể X và Y có vai trò trong việc quy định giới tính của cá thể.

Bài tập 5 trang 87 Sách bài tập KHTN 9: Hệ nhiễm sắc thể quy định giới tính ở động vật có vú là

A. đơn bội - lưỡng bội.

B. X - 0.

C. Z - W.

D. X - Y.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: D

Hệ nhiễm sắc thể quy định giới tính ở động vật có vú là X – Y, trong đó, giới đực mang XY và giới cái mang XX.

Bài tập 6 trang 88 Sách bài tập KHTN 9: Hệ nhiễm sắc thể quy định giới tính ở chim là

A. đơn bội - lưỡng bội.

B. X - 0.

C. Z - W.

D. X - Y.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: C

Hệ nhiễm sắc thể quy định giới tính ở chim là Z – W, trong đó, chim trống mang ZZ và chim cái mang ZW.

Bài tập 7 trang 88 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào dưới đây với loài hành ta có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 16 là đúng?

A. Ở kì giữa của quá trình phân bào có 32 nhiễm sắc thể kép trong tế bào.

B. Có 16 bộ nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào của loài.

C. Có 8 cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong mỗi tế bào.

D. Giao tử của loài này sẽ có 4 nhiễm sắc thể.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: C

A. Sai. Ở kì giữa của quá trình nguyên phân và kì giữa giảm phân I có 16 nhiễm sắc thể kép trong tế bào, ở kì giữa của quá trình giảm phân có 8 nhiễm sắc thể kép trong tế bào.

B. Sai. Mỗi tế bào của loài chỉ 1 bộ nhiễm sắc thể 2n = 16.

C. Đúng. Có 8 cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong mỗi tế bào.

D. Sai. Giao tử của loài này sẽ có n = 8 nhiễm sắc thể.

Bài tập 8 trang 88 Sách bài tập KHTN 9: Các tế bào lưỡng bội của gấu bắc cực chứa 74 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể trong tế bào đơn bội của loài là

A. 37.

B. 74.

C. 111.

D. 148.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A

Các tế bào lưỡng bội của gấu bắc cực chứa 74 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể trong tế bào đơn bội của loài là n = 74 : 2 = 37.

Bài tập 9 trang 88 Sách bài tập KHTN 9: Tế bào đơn bội của bò tây tạng có 30 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể trong tế bào lưỡng bội của loài là

A. 15.

B. 30.

C. 60.

D. 90.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: C

Tế bào đơn bội của bò tây tạng có 30 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể trong tế bào lưỡng bội của loài là 2n = 30 × 2 = 60.

Bài tập 10 trang 88 Sách bài tập KHTN 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về nhiễm sắc thể của người?

A. Ở người, khi trưởng thành về mặt sinh dục thì buồng trứng và tinh hoàn sẽ tạo ra giao tử lưỡng bội có số nhiễm sắc thể là 23 cặp.

B. Ở người, cặp nhiễm sắc thể giới tính số 23 sẽ khác nhau ở nam và nữ.

C. Trong tế bào lưỡng bội ở người, mỗi nhiễm sắc thể trong số 22 nhiễm sắc thể thường đều là cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

D. Bộ nhiễm sắc thể của con chứa một nửa số nhiễm sắc thể từ mẹ và một nửa số nhiễm sắc thể từ bố.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A

A. Sai. Ở người, khi trưởng thành về mặt sinh dục thì buồng trứng và tinh hoàn sẽ tạo ra giao tử đơn bội có số nhiễm sắc thể là 23 chiếc.

Bài tập 11 trang 88 Sách bài tập KHTN 9: Ở một loài thực vật, xét một gene gồm có 4 loại allele thì cơ thể lưỡng bội bất kì của loài đó có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có tối đa 2 allele của gene trong tế bào lưỡng bội.

B. Có tối đa 4 nhiễm sắc thể chứa 4 loại allele trong tế bào lưỡng bội.

C. Có tối đa 4 allele của gene trong tế bào lưỡng bội.

D. Có tối thiểu 2 allele và tối đa 4 allele trong tế bào lưỡng bội.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: A

A. Đúng. Cơ thể lưỡng bội 2n có tối đa 2 allele của gene trong tế bào lưỡng bội (cơ thể dị hợp tử).

B. Sai. Trong cơ thể lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành các cặp tương đồng → Có tối đa 2 nhiễm sắc thể chứa 2 loại allele trong tế bào lưỡng bội.

C. Sai. Có tối đa 2 allele của gene trong tế bào lưỡng bội.

D. Sai. Có tối thiểu 1 allele (cơ thể đồng hợp chứa 2 allele giống nhau) và tối đa 2 allele trong tế bào lưỡng bội (cơ thể dị hợp chứa 2 allele khác nhau).

Bài tập 12 trang 89 Sách bài tập KHTN 9: Quan sát hình dưới đây.

Tech12h

a) Hình nào thể hiện hai nhiễm sắc thể?

A. Hình A.

B. Hình B.

C. Hình C.

D. Hình D.

b) Hình nào thể hiện dạng nhiễm sắc thể kép có hai chromatid?

A. Hình A và B.

B. Hình B và C.

C. Hình C và D.

D. Hình A và D.

Bài giải chi tiết: 

Đáp án đúng là: a) D, b) B

Hình A là 1 phân tử DNA.

Hình B là 1 phân tử DNA sau nhân đôi.

Hình C là 1 nhiễm sắc thể kép có hai chromatid.

Hình D là 2 nhiễm sắc thể đơn (được tách ra từ chiếc nhiễm sắc thể kép).

Bài tập 13 trang 89 Sách bài tập KHTN 9: Ở lúa mạch đen (Secale cereale) có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 và tổng số cặp nucleotide là 1,6 × 1010. Tính số nhiễm sắc thể và số cặp nucleotide trong hạt phấn và tế bào rễ của loài này.

Bài giải chi tiết: 

Hạt phấn là tế bào đơn bội → có 7 nhiễm sắc thể và 0,8 × 1010 cặp nucleotide.

Tế bào rễ hành là tế bào lưỡng bội → có 14 nhiễm sắc thể và 1,6 × 1010 cặp nucleotide.

Bài tập 14 trang 89 Sách bài tập KHTN 9: Phân biệt trạng thái nhiễm sắc thể đơn bội và lưỡng bội. Ở cơ thể sinh vật đa bào, tế bào nào là đơn bội, tế bào nào là lưỡng bội?

Bài giải chi tiết: 

- Phân biệt trạng thái nhiễm sắc thể đơn bội và lưỡng bội:

Bộ NST đơn bội

(Kí hiệu: n)

Bộ NST lưỡng bội

(Kí hiệu: 2n)

Tồn tại trong nhân của tế bào giao tử.

Tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST).

Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST).

NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ.

NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng).

Gene tồn tại thành từng chiếc allele.

Gene tồn tại thành từng cặp allele.

- Ở cơ thể sinh vật đa bào, tế bào giao tử là đơn bội và tế bào sinh dưỡng, tế bào mầm sinh dục là lưỡng bội.

Bài tập 15 trang 89 Sách bài tập KHTN 9: Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Xác định số nhiễm sắc thể của mỗi loại tế bào sau:

a) Trứng chưa thụ tinh.

b) Tinh trùng.

c) Trứng đã được thụ tinh.

d) Tế bào cơ tim.

Bài giải chi tiết: 

a) Trứng chưa thụ tinh có 23 NST.

b) Tinh trùng có 23 NST.

c) Trứng đã được thụ tinh có 46 NST.

d) Tế bào cơ tim có 46 NST.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 cánh diều , Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 CD, Giải VBT Khoa học tự nhiên 9 bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác