Giải toán VNEN 8 bài 5: Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Luyện tập
Giải bài 5: Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Luyện tập - Sách VNEN toán 8 tập 2 trang 37. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Bạn Nam đo nhiệt độ của Băng (thể rắn của nước) theo độ C thấy có kết quả âm. Biết rằng, nếu kí hiệu C và F là giá trị nhiệt độ của băng tính theo độ F thì ta có công thức liên hệ như sau:
C = $\frac{5}{9}$F - $\frac{160}{9}$
Hỏi nhiệt độ của băng tính theo độ F mà Nam đo được có thể là giá trị nào trong các gía trị sau?
A. $33^{\circ}$F B. $32^{\circ}$F C. $37^{\circ}$F D. $27^{\circ}$F
Trả lời:
Vì C có kết quả âm nên $\frac{5}{9}$F - $\frac{160}{9}$ < 0 $\Leftrightarrow $ F < 32$^{\circ}$
Đáp án D thỏa mãn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. b) Thực hiện các hoạt động sau
- Trong các bất phương trình sau, em hãy cho biết bất phương trình nào là bất phương trình bậc nhất một ẩn:
(1) 2x - 3 < 0 ; (2) 0x + 5 > 0 ;
(3) 5x - 15 $\geq $ 0 (4) x^{2} > 0.
- Em hãy lấy thêm hai ví dụ về bất phương trình bậc nhất một ẩn.
Trả lời:
- Các bất phương trình (1), (3) là bất phương trình bậc nhất một ẩn.
- Ví dụ:
t + 3 < 7
m - 5 > 8
4. b) Điền vào chỗ trống (...) để hoàn thiện lời giải bất phương trình
Ví dụ 8: Giải bất phương trình bậc nhất một ẩn sau: 0,2x - 0,2 $\geq $ 0,4x - 2.
Giải:
Ta có: 0,2x - 0,2 $\geq $ 0,4x - 2
$\Leftrightarrow $ 2 - 0,2 $\geq $ 0,4x - 0,2x
$\Leftrightarrow $ 1,8 $\geq $ 0,2x
$\Leftrightarrow $ 9 : 5 $\geq $ x : 5
$\Leftrightarrow $ 9 $\geq $ x
Vậy bất phương trình có nghiệm là x $\leq $ 9
Bình luận