Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 3 Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 3 Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan

  • A. Rễ
  • B. Thân
  • C. Lá
  • D. Chồi non

Câu 2: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

  • A. Hoạt động trao đổi chất.
  • B. Chênh lệch nồng độ ion.
  • C. Cung cấp năng lượng.
  • D. Hoạt động thẩm thấu.

Câu 3: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  • A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  • B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  • C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  • D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.

Câu 4:  Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?

  • A. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá.
  • B. Lực đẩy của áp suất rễ.
  • C. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
  • D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

  • A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 6: Tại sao nói giun đất là bạn nhà nông?

  • A. Giun đất tăng độ thoáng khí cho đất.
  • B. Giun đất làm tăng độ ẩm trong đất.
  • C. Giun đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
  • D. Giun đất cộng sinh với hệ vi sinh vật vùng rễ.

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  • A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 8: Cho các đặc điểm sau

  1. Lá tiêu giảm hoặc dày lên.

  2. Lớp cutin dày.

  3. Lá cây mỏng, bản lớn.

  4. Rễ cây phát triển.

  5. Thân tích nhiều nước.

Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với các loại cây sống vùng khô hạn?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9:  Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

(1)  Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.

(2)  Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.

(3)  Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.

(4)  Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.

(5)  Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.

(6)  Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.

  • A. (1), (2), (3), (5).  
  • B. (1), (3), (4), (5).
  • C. (1), (3), (5), (6).
  • D. (1), (3), (5).

Câu 10: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?

  • A. Tưới nhiều nước cho cây.
  • B. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.
  • C. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng.
  • D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật ?

  • A. Ánh sáng.
  • B. Loại đất trồng.
  • C. Nhiệt độ.
  • D. Độ ẩm đất và không khí.

Câu 2: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào ?

  • A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  • B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  • C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất.
  • B. Trong phân bón.
  • C. Được tổng hợp ở lá.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Nhiệt độ ảnh hướng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào ?

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • C. Sự hấp thụ nước ở rễ.
  • D. Sự vận chuyển nước trong thân.

Câu 5: Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, cần bón phân và tưới nước cho cây một cách

  • A. Hợp lí.
  • B. Càng nhiều càng tốt.
  • C. Nhiều vào buổi sáng và ít vào buổi tối.
  • D. Như thế nào cũng đươc.

Câu 6: Cân bằng nước trong cây là

  • A. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
  • B. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
  • C. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
  • D. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào. 

Câu 7:  Nối cột A và cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Cường độ ánh sáng tăng.

a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.

2. Cường độ ánh sáng giảm.

b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.

3. Nhiệt độ tăng.

 

4. Đất tơi xốp, thoáng khí.

 

5. Độ ẩm cao.

 

6. Nhiệt độ giảm.

 
  • A. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4.
  • B. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6.
  • C. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6.
  • D.  a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.

Câu 8: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

  • A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  • B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  • D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 9: Cây sống ở vùng khô hạn, mặt trên của lá thường không có khí khổng.Hiện tượng không có khí khổng ở mặt trên của lá có tác dụng nào sau đây

  • A. Tránh nhiệt độ cao làm hư các tế bào trong lá. 
  • B. Tăng số lượng khí khổng dưới mặt lá.
  • C. Giảm sự thoát hơi nước ở của cây.
  • D. Giảm ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Câu 10: Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là

  • A. 5-5,5
  • B. 6-6,5
  • C. 7-7,5
  • D. 8-9

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Phân tích sự tác động của nhiệt độ đến sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Những nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thực vật hấp thụ nước và khoáng?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Phân tích sự tác động của ánh sáng đến sự trao đổi nước và khoáng ở thực vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào mà sự thay đổi nhiệt độ có thể gây ra sự thay đổi trong quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhiệt độ thấp làm

  • A. Giảm hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
  • B. Tăng hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
  • C. Giảm hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.
  • D. Tăng hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.

Câu 2: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định

  • A. Làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
  • B. Làm giảm tốc độ thoát hơi nước.
  • C. Tốc độ thoát hơi nước không thay đổi.
  • D. Không thể xác định được.

Câu 3: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua

  • A. Thân cây.
  • B. Lá cây.
  • C. Rễ cây.
  • D. Ngọn cây.

Câu 4: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì

  • A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
  • B. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
  • C. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
  • D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Cân bằng nước là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở cây?

Câu 2: Tại sao độ pH đất lại quan trọng đối với trao đổi nước và khoáng trong thực vật?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi trời giá rét cần

  • A. Che chắn cho cây trồng.
  • B. Bón phân giàu K.
  • C. Che chắn cho cây trồng hoặc bón phân giàu K.
  • D. Tưới nhiều nước cho cây trồng.

Câu 2: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

  • A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  • B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  • C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“(1)……… là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây đảm bảo tăng (2)………. với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối với nông sản và (30……..”

  • A. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) môi trường.
  • B. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) cây trồng.
  • C. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) môi trường.
  • D. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) cây trồng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng

  • A. Lá non có lớp cutin dày và ít khí khổng hơn lá già.   
  • B. Ở mặt dưới của lá thường có nhiều khí khổng hơn mặt trên của lá.
  • C. Lá non thường có số khí khổng ít hơn lá già.
  • D. Lá già thường có lớp cutin giày hơn lá non.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Cân bằng nước là gì? Phân bón cũng cấp điều gì cho cây trồng?

Câu 2. Vì sao cấu trúc rễ của thực vật lại góp phần quan trọng trong việc hấp thụ nước và khoáng?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 3 Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác