Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Mô phân sinh ở thực vật là:

  • A. nhóm các tế bào chưa phân hoá, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.
  • B. nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.
  • C. nhóm các tế bào chưa phân hoá, mất dần khả năng nguyên phân.
  • D. nhóm các tế bào phân hoá, chuyên hoá về chức năng.

Câu 2: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

  • A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
  • B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
  • D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 3:  Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

  • A. Mô phân sinh bên
  • B. Mô phân sinh đỉnh cây
  • C. Mô phân sinh lỏng
  • D. Mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 4: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  • A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  • B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  • C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  • D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 5: Cytokinin chủ yếu sinh ra ở

  • A. đỉnh của thân và cành
  • B. lá, rễ
  • C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
  • D. Thân, cành

Câu 6: Cho các bộ phận sau:

  1.  đỉnh dễ

  2.  Thân

  3.  chồi nách

  4.  Chồi đỉnh

  5.  Hoa

  6.  Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (2), (3) và (4)
  • C. (3), (4) và (5)
  • D. (2), (5) và (6)

Câu 7: Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

  • A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ
  • B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ →  mô phân sinh bên
  • C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên →  mô phân sinh bên
  • D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn →  mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 8: Xét  các đặc điểm sau:

  1.  làm tăng kích thước chiều ngang của cây

  2.  diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm

  3.  diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch

  4.  diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)

  5.  chỉ làm tăng chiều dài của dây

Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là

  • A. (1) và (4)        
  • B. (2) và (5)
  • C. (1), (3) và (5)        
  • D. (2), (3) và (5)

Câu 9: Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp . Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin để phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân là vì:

  • A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh
  • B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải
  • C. Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể
  • D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào

Câu 10: Người ta xếp những trái cà chua xanh cạnh cà chua chín với để làm gì?

  • A. Quả chín có hormone auxin làm cho những quả xanh lớn lên.
  • B. Quả xanh có hormone abscisic acid làm chậm quá trình thối của cà chua chín
  • C. Quả chín có hormone ethylene, kích thích cho những quả xanh nhanh chín.
  • D. Xếp quả xanh lẫn quả chín cho đẹp.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  • A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
  • B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
  • D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 2: Quan sát  mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

  • A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi.
  • B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp.
  • C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp.
  • D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy.

Câu 3: Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  • A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
  • B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
  • C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
  • D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 4: Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

  • A. Mô phân sinh bên
  • B. Mô phân sinh đỉnh cây
  • C. Mô phân sinh lỏng
  • D. Mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 5: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

  • A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
  • B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
  • C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm
  • D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 6: Giải phẫu mặt cắt ngang của thân cây gỗ. Quan sát các thành phần cấu trúc của mặt cắt ngang sẽ thấy các lớp cấu trúc theo thứ tự tử ngoài vào trong thân là: 

  • A. Vỏ - tầng sinh vỏ - mạch rây sơ cấp - mạch rây thứ cấp - tầng sinh mạch- gỗ thứ cấp- gỗ sơ cấp- tủy.
  • B. Vỏ - tầng sinh vỏ - mạch rây thứ cấp - mạch rây sơ cấp - tầng sinh mạch - gỗ thứ cấp - gỗ sơ cấp - tủy.
  • C. Vỏ - tầng sinh vỏ - mạch rây sơ cấp - mạch rây thứ cấp - tầng sinh mạch - gỗ sơ cấp - gỗ thứ cấp - tủy.
  • D. Tầng sinh vỏ - vỏ- mạch rây sơ cấp - mạch rây thứ cấp - tầng sinh mạch - gỗ thứ cấp - gỗ sơ cấp - tủy.

Câu 7: Quá trình phát triển ở thực vật có hoa theo thứ tự các pha nào sau đây?

  • A. Pha phát triển phôi → pha non trẻ → pha trưởng thành → pha sinh sản → pha già.
  • B. Pha non trẻ → pha phát triển phôi → pha trưởng thành → pha sinh sản → pha già.
  • C. Pha non trẻ → pha phát triển phôi → pha sinh sản → pha trưởng thành → pha già.
  • D. Pha phát triển phôi → pha non trẻ → pha sinh sản → pha trưởng thành → pha già.

Câu 8: Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?

  • A. Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ
  • B. Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài
  • C. Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ
  • D. Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ

Câu 9: Đối với các cây trồng lấy sợi như: đay; cây trồng lấy gỗ người ta không cắt ngọn

  • A. Duy trì ưu thế đỉnh để giúp thân dài nhất
  • B. Để cho thân cây to, có nhiều nhánh
  • C. Kích thích mọc các nhánh bên để nâng cao hiệu quả kinh tế
  • D. Để cây có thể vươn đón ánh sáng

Câu 10: Loại hormone có tác dụng trái ngược với giberelin là

  • A. Auxin
  • B. Xitokinin
  • C. Etylen
  • D. AAB

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày các loại hormone ức chế ở thực vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Sinh trưởng và phát triển ở thực vật phụ thuộc vào những yếu tố gì?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Phân tích sự tương quan của các hormone ở thực vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao các loại cây trồng có thể phát triển tốt ở một số vùng đất nhưng không phát triển tốt ở các vùng đất khác?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?

  • A. Giai đoạn nảy mầm
  • B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
  • C. Giai đoạn ra hoa
  • D. Giai đoạn tạo quả chín

Câu 2: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  • A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  • B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  • C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  • D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 3: Cho các hormone sau:

  1. Auxin

  2. Abscisic acid

  3. Gibberellin

  4. Ethylene

  5. Cytokinine

Các hormone ức chế sinh trưởng là:

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (1), (3), (5).
  • C. (2), (4).
  • D. (3), (4), (5).

Câu 4: Cho các hormone sau:

  1. Auxin

  2. Abscisic acid

  3. Gibberellin

  4. Ethylene

  5. Cytokinine

Các hormone kich thích sinh trưởng là:

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (1), (3), (5).
  • C. (2), (4).
  • D. (3), (4), (5).

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày quá trình sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?

Câu 2: Tại sao các thực vật cần ánh sáng để sinh trưởng và phát triển?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

  • A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
  • B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
  • C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
  • D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.

Câu 2: Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do:

  • A. Kích thước tế bào tăng lên
  • B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
  • C. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
  • D. Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.

Câu 3: Đâu không phải vai trò của ethylene?

  • A. Kích thích sự già của lá, hoa, quả
  • B. Kích thích quá trình chín quả quả.
  • C. Kích thích sự nảy mầm của hạt.
  • D. Kích thích sự rơi rụng của lá, hoa, quả.

Câu 4: Người ta sử dụng đất đèn có chứa ethylene để

  • A. Dấm chín trái cây.
  • B. Phân bón lót.
  • C. Phân bón thúc.
  • D. Làm giá thể trồng cây.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày vai trò của gan trong cân bằng nội môi?

Câu 2. Trình bày các loại hormone kích thích ở thực vật?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 16 Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 16

Bình luận

Giải bài tập những môn khác