Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chương 1

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chương 1. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năng lượng cung cấp cho sinh giới có từ nguồn nào?

  • A. Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học.
  • B. Năng lượng ánh sáng và năng lượng vật lý.
  • C. Năng lượng hóa thạch và năng lượng vật lý
  • D. Năng lượng hóa thạch và năng lượng anh sáng.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  • A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 3: Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường

  • A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
  • B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
  • C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
  • D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Câu 4: Khi tế bào khí khổng no nước thì

  • A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
  • B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
  • C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
  • D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 5: Thận có vai trò quan trọng trong cơ chế

  • A. điều hòa huyết áp
  • B. điều hòa áp suất thẩm thấu
  • C. duy trì nồng độ glucozơ trong máu
  • D. điều hòa huyết áp và áp suất thẩm thấu

Câu 6: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là

  • A. (1), (3) và (4).    
  • B. (1), (2) và (3).
  • C. (2), (3) và (4).    
  • D. (1), (2) và (4).

Câu 7: Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp )tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  • A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
  • B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
  • C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.
  • D. xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 8: Trong các phát biểu sau:

(1) Lách vào kẽ đất hút nước và ion khoáng cho cây.

(2) Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

(3) Lách vào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được oxi để hô hấp.

(4) Tế bào kéo dài, lách vào các kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của lông hút?

  • A. 1.                   
  • B. 2.                        
  • C. 3.                                
  • D. 4.

Câu 9: Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở những lá già. Nguyên tố khoáng đó được nhận xét là 

  • A. Nitơ. 
  • B. Canxi. 
  • C. Sắt. 
  • D. Lưu huỳnh.

Câu 10: Một cái cây được loại bỏ một vòng vỏ cây khỏi toàn bộ chu vi, nhưng không bao gồm cả dác gỗ. Cái này sẽ rất có thể dẫn đến việc không thể 

  • A. vận chuyển nước lên lá 
  • B. vận chuyển nước về rễ 
  • C. vận chuyển cacbohydrat về rễ 
  • D. tiến hành quang hợp

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây?

  • A. điều hóa hấp thụ nước ở thận
  • B. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
  • C. điều hòa hấp thụ Na+ ở thận
  • D. điều hòa pH máu

Câu 2: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò

  • A. Cung cấp năng lượng cho lá.
  • B. Cung cấp cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
  • C. Hạ nhiệt độ cho lá.
  • D. Vận chuyển nước, ion khoáng

Câu 3: Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp,  vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí?

  • A. Nước
  • B. Không khí
  • C. Ánh sáng
  • D. Oxygen.

Câu 4: Năng suất kinh tế là

  • A. toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  • B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  • C. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
  • D. một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.

Câu 5: Hô hấp là quá trình

  • A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 6: Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí

(1) diện tích bề mặt lớn

(2) mỏng và luôn ẩm ướt

(3) có rất nhiều mao mạch

(4) có sắc tố hô hấp

(5) dày và luôn ẩm ướt

(6) có sự lưu thông khí

Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (1), (2), (3), (4) và (6)
  • C. (1), (4) và (5)
  • D. (5) và (6)

Câu 7: Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?

  • A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chị nhờ dịch mô
  • B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô
  • C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp ( mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
  • D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu

Câu 8: Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

  • A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
  • B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
  • C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
  • D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn

Câu 9: Con người sử dụng hemoglobin để vận chuyển oxy trong máu. Tương tự, động vật thân mềm và giáp xác sử dụng _____________ để vận chuyển oxy trong máu của chúng. 

  • A. Hemocyanin
  • B. Hemerythrin 
  • C. Huyết sắc tố 
  • D. Hemovanadin

Câu 10: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quang hợp ở thực vật?

  • A. Lục lạp là bào quan thực hiện quá trình quang hợp.
  • B. Quang hợp là một quá trình chỉ diễn ra ở thực vật.
  • C. Nguồn quang năng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp luôn được lấy từ ánh sáng mặt trời.
  • D. Một số loài rắn có da màu xanh lục để giúp chúng quang hợp khi không tìm được thức ăn.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Hô hấp và tuần hoàn ở động vật là gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Thường xuyên rửa tay có tác dụng như thế nào đối với việc duy trì cân bằng nội môi và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Hô hấp và tuần hoàn ở động vật là gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Trình bày ngắn gọn quá trình tuần hoàn máu ở người?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thoát hơi nước qua lá bằng con đường

  • A. qua khí khổng, mô giậu
  • B. qua khí khổng, cutin
  • C. qua cutin, biểu bì
  • D. qua cutin, mô giậu

Câu 2: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

  • A. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
  • B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  • C. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  • D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu 3: Trong quá trình quang hợp, cây cối trên mỗi hecta đất trong một ngày hấp thụ khoảng 100 kg khí cacbonic và sau khi đồng hoá cây cối nhả ra khí oxi. Hãy tính khối lượng khí oxi do cây cối trên 5 hecta đất trồng sinh ra mỗi ngày? Biết rằng số mol khí oxi cây sinh ra bằng số mol khí cacbonic hấp thụ. 

  • A. 72,7 kg. 
  • B. 363,63 kg. 
  • C. 500,0 kg. 
  • D. 36,36 kg.

Câu 4: Sản phẩm của pha sáng gồm:

  • A. ATP, NADPH VÀ O2.     
  • B. ATP, NADPH VÀ CO2.
  • C. ATP, NADP+ VÀ O2.    
  • D. ATP, NADPH.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Miễn dịch và bài tiết là gì?

Câu 2: Làm thế nào mà hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của loài chó biến đổi để giúp chúng chịu đựng nhiệt độ cao khi hoạt động ngoài trời?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Côn trùng hô hấp….?

  • A. bằng hệ thống ống khí     
  • B. bằng mang
  • C. bằng phổi     
  • D. qua bề mặt cơ thể

Câu 2: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

  • A. Làm giảm nhiệt độ
  • B. Làm tăng khí O2
  • C. Tiêu hao chất hữu cơ
  • D. Làm giảm độ ẩm

Câu 3: Trong nghề trồng lúa nước, việc nhổ cây mạ đem cấy sẽ giúp cây mạ phát triển nhanh hơn so với việc gieo thẳng. Nguyên nhân là vì

  • A. Tận dụng đất khi chưa gieo cấy.
  • B. Kích thích ra rễ con, tăng cường hấp thu nước và muối khoáng.
  • C. Bố trí được thời gian thích hợp để cấy.
  • D. Tiết kiệm được cây giống vì không phải bỏ bớt cây con.

Câu 4: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

  • A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  • B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  • D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày mối quan hệ của bài tiết và cân bằng nội môi ở người?

Câu 2. Miễn dịch tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể chúng ta như thế nào trước các tác nhân gây bệnh?

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD Ôn tập chương 1, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều ôn tập chương 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác