Đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nơi diễn ra quá trình hình thành nước tiểu, giúp đào thải chất thừa, chất độc ra khỏi cơ thể là

  • A. Thận.
  • B. Ruột già.
  • C. Gan.
  • D. Bàng quang.

Câu 2. Trung bình mỗi ngày có khoảng bao nhiêu lít nước tiểu chính thức được hình thành?

  • A. 1 – 2 lít.
  • B. 2 – 3 lít.
  • C. 3 – 4 lít.
  • D. 4 – 5 lít.

Câu 3. Ống thận gồm

A, cầu thận, bowman, ống góp, quai Henle.

  • B. ống góp, bowman, ống lượn xa, cầu thận.
  • C. ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ống góp.
  • D. ống lượn xa, ống lượn xa, bowman, quai Henle.

Câu 4. Phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch ở người với một số chất kích thích được gọi là

  • A. dị nguyên.
  • B. dị ứng.
  • C. phản ứng viêm.
  • D. suy giảm miễn dịch.

Câu 5. Tế bào nào sau đây có chức năng nhận diện những biến đổi bất thường trên bề mặt các tế bào bị bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bị bệnh?

  • A. Đại thực bào.
  • B. Bạch cầu trung tính.
  • C. Tế bào lympho T.
  • D. Tế bào giết tự nhiên.

Câu 6. Cơ thể bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ bao nhiêu yếu tố?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 7. Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm

A, hình thành trong đời sống của từng cá thể. 

  • B. nhận diện các đặc điểm của từng tác nhân gây bệnh nhờ nhiều thụ thể.
  • C. gồm hàng rào bề mặt và hàng rào bên trong.
  • D. hình thành trí nhớ miễn dịch.

Câu 8. Tim của chim và thú có bao nhiêu van tim?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 9. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?

  • A. đỉa, bạch tuổi, hải tiêu, đại bàng.
  • B. ốc, đỉa, bồ câu, nhện.
  • C. giun đất, châu chấu, mực, ếch.
  • D. cá cóc, cá sấu, bào ngư, tôm.

Câu 10. Hormone nào sau đây do tuyến thượng thận tiết ra làm tăng nhịp tim, tăng hoạt động cơ tim, gây co mạch máu tới hệ tiêu hóa, hệ bài tiết và làm dãn mạch máu tới cơ xương (cơ vân)?

  • A. Thyroxine.
  • B. Dopamine.
  • C. Testosterone.
  • D. Adrenaline.

Câu 11. Hình ảnh dưới đây minh họa bệnh tuần hoàn nào?

 đề thi cuối kì 1 sinh học 11 cánh diều

  • A. Cao huyết áp.
  • B. Xơ vữa động mạch.
  • C. Viêm cơ tim.
  • D. Hẹp van động mạch.

Câu 12. O2 hòa tan trong nước được khuếch tán vào máu, CO2 từ máu khuếch tán vào nước khi nước chảy giữa các phiến mỏng của mang. Đây là đặc điểm của hình thức trao đổi khí nào?

  • A. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
  • B. Trao đổi khí qua ống khí.
  • C. Trao đổi khí qua mang.
  • D. Trao đổi khí qua phổi.

Câu 13. Trao đổi khí với môi trường là

  • A. cơ thể động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.
  • B. cơ thể động vật lấy CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải O2 từ cơ thể ra môi trường.
  • C. cơ thể động vật lấy N2 từ môi trường vào cơ thể và thải CO2 từ cơ thể ra môi trường.
  • D. cơ thể động vật lấy O2 từ môi trường vào cơ thể và thải N2 từ cơ thể ra môi trường.

Câu 14. Động vật nào sau đây trao đổi khí qua ống khí?

  • A. Ruồi, bọt biển, cua, hươu.
  • B. Dế mèn, gián, ruồi, ong.
  • C. Bồ câu, trùng roi, gián, ốc.
  • D. Tôm, bò, bạch tuộc, đỉa.

Câu 15. Trong quá trình dinh dưỡng ở người, giai đoạn nào thức ăn được vận chuyển trong ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học để tạo nên các chất dinh dưỡng?

  • A. Lấy thức ăn.
  • B. Hấp thụ chất dinh dưỡng.
  • C. Tiêu hóa thức ăn.
  • D. Tổng hợp các chất.

Câu 16. Sán, thủy tức, san hô, sứa… là những động vật thuộc nhóm

  • A. động vật chưa có cơ quan tiêu hóa.
  • B. động vật có túi tiêu hóa.
  • C. động vật có ống tiêu hóa.
  • D. động vật có mô tiêu hóa.

Câu 17. Khẳng định nào dưới đây về vai trò của thận trong điều hòa cân bằng nội môi là không đúng?

  • A. Thận điều hòa thể tích máu và huyết áp thông qua việc tiết renin và thay đổi lượng nước tiểu tạo thành.
  • B. Thận điều hòa áp suất thẩm thấu máu thông qua quá trình thải nước ra nước tiểu.
  • C. Thận điều hòa pH máu thông qua quá trình thải H + ra nước tiểu.
  • D. Thận điều hòa lượng glucose máu thông qua việc tiết hormone insulin.

Câu 18. Các chức năng của miễn dịch không đặc hiệu là

(1) ngăn chặn sự xâm nhiễm của tác nhân gây bệnh.

(2) nhận diện, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.

(3) nhận biết đặc hiệu, loại bỏ và ghi nhớ tác nhân gây bệnh.

(4) thực bào và phân huỷ các tác nhân gây bệnh.

  • A. (1), (2), (3).
  • B. (1), (2), (4).
  • C. (1), (3), (4).
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 19. Khẳng định nào dưới đây về thứ tự các bước thực hiện trong thực hành huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử bắp tay là đúng?

(1) Ấn nút khởi động đo trên máy đo huyết áp.

(2) Quấn túi khí vừa đủ chặt quanh bắp tay người được đo.

(3) Đọc kết quả giá trị huyết áp tối đa, giá trị huyết áp tối thiểu và nhịp tim h thị trên màn hình.

(4) Người được đo ngồi ở tư thế thoải mái, để tay lên bản.

  • A. (1)→ (2)→ (3) → (4).
  • B. (1) → (3) → (4)→ (2).
  • C. (4) → (2) → (1)→ (3).
  • D. (4)→ (1) → (2) → (3).

Câu 20. Nhận định nào sau đây về quá trình trao đổi khí ở chim là đúng?

  • A. Phổi có số lượng phế nang lớn nhất trong các loài động vật nên khi hít vào không khí đi từ khí quản đến trực tiếp tế bào.
  • B. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O đi qua phối.
  • C. Khi hít vào, các túi khí đẩy không khí vào phổi nên phối đầy không khí, các túi khí xẹp.
  • D. Khi thở ra, các túi khí căng đầy không khí.

Câu 21. Tại sao một số người mắc hội chứng không dung nạp lactose thì không thể tiêu hóa được sữa?

  • A. Do cơ thể sản xuất quá nhiều enzyme lactase gây ức chế sự tiêu hóa sữa.
  • B. Do sữa làm ngăn cản quá trình tiêu hóa cơ học trong ruột non.
  • C. Do cơ thể không có enzyme lactase – enzyme thủy phân lactose.
  • D. Do cơ thể không có enzyme pepsin – enzyme thủy phân lactose.

Câu 22. Tại sao cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí của cơ thể?

  • A. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có nhu cầu về chất béo khác nhau.
  • B. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau.
  • C. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có sở thích về ăn uống khác nhau.
  • D. Vì mỗi lứa tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí khác nhau có các bệnh về tiêu hóa khác nhau.

Câu 23. Trong nước tiểu chính thức của một người có nồng độ glucose cao thì người đó có khả năng mắc bệnh nào sau đây?

  • A. Bệnh thừa hormone insulin.
  • B. Bệnh sỏi thận.
  • C. Bệnh viêm đường tiết niệu.
  • D. Bệnh đái tháo đường.

Câu 24. Các biện pháp phòng bệnh liên quan đến cơ quan bài tiết nước tiểu là:

1. hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất béo;

2. hạn chế uống rượu, bia;

3. uống đủ nước;

4. vận động thể lực phù hợp;

5. dọn dẹp vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở sạch sẽ;

Số đáp án đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 25. Khi bị ung thư, khối u và tế bào ung thư có thể làm suy giảm hệ miễn dịch theo các phương thức

(1) kích hoạt tế bào giết tự nhiên.

(2) giảm sự lưu thông của máu.

(3) suy giảm các tế bào tủy xương.

(4) gây tổn thương da và niêm mạc.

  • A. (1), (2) và (3)
  • B. (1), (2) và (4).
  • C. (1), (3) và (4)
  • D. (2), (3) và (4).

Câu 26. Một người sống ở vùng núi cao và một người sống ở đồng bằng cùng thi đấu thể thao ở vùng đồng bằng. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hoạt động tim, phổi của hai người này khi đang thi đấu?

  • A. Hoạt động tim, phổi của hai người này đều tăng mạnh.
  • B. Hoạt động tim, phổi của hai người này đều giảm mạnh.
  • C. Người sống ở vùng đồng bằng có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng núi cao.
  • D. Người sống ở vùng núi cao có nhịp tim và tần số hô hấp thấp hơn người sống ở vùng đồng bằng.

Câu 27. Rèn luyện thể dục, thể thao có lợi ích gì đối với hệ hô hấp?

  • A. Giúp cơ hô hấp phát triển to hơn, săn chắc hơn, co khỏe hơn.
  • B. Giúp tăng nhịp thở, lấy được nhiều khí oxygen hơn.
  • C. Giúp giảm thể tích khi hít vào hoặc thở ra, giảm áp lực lên phổi.
  • D. Giúp phòng chống mọi bệnh tật gây ra với hệ hô hấp.

Câu 28. Vì sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của chim bồ câu lại cao hơn so với chuột?

  • A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch và có nhiều oxi hơn.
  • B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh chim giúp phổi chim co giãn tốt hơn.
  • C. Vì phổi chim có hệ thống ống khí trao đổi khí nên chứa được nhiều khí hơn, còn phổi của chuột không có hệ thống ống khí nên chứa được ít khí.
  • D. Vì hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm): Vẽ sơ đồ giải thích cơ chế điều hòa tim mạch khi hoạt động thể lực mạnh. Hãy đề xuất một số biện pháp để cải thiện tuần hoàn máu.

Câu 2. (1 điểm): Vào những ngày nắng nóng, thường xuất hiện hiện tượng cá nổi đầu ở các ao nuôi. Giải thích hiện tượng này và cho biết người nuôi cá cần làm gì trong những trường hợp này.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1 - A

2 - A

3 - C

4 - B

5 - D

6 - A

7 - C

8 - B

9 - A

10 - D

11 - B

12 - C

13 - A

14 - B

15 - C

16 - B

17 - D

18 - B

19 - C

20 - B

21 - C

22 - B

23 - D

24 - C

25 - D

26 - D

27 - A

28 - D

 

 

 

 

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

 đề thi cuối kì 1 sinh học 11 cánh diều

- Một số biện pháp cải thiện tuần hoàn máu: ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, xây dựng chế độ ăn lành mạnh, uống đủ nước… 

Câu 2:

- Trời nắng nóng làm tăng tốc độ phân giải chất hữu cơ trong nước ao của các vi sinh vật hiếu khí, hoạt động này tiêu thụ một lượng lớn oxygen hòa tan trong nước ao khiến cá bị thiếu oxygen và phải nổi đầu để đớp khí. 

Hiện tượng này thường xảy ra ở các ao nuôi do trong ao nuôi thường có lượng chất hữu cơ hoà tan lớn là thức ăn thừa còn tồn dư cũng như chất thải từ cá. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các vi sinh vật hiếu khí phát triển và hoạt động khiến lượng oxygen trong ao bị suy giảm.

- Để khắc phục tình trạng này có thể dùng máy sục khí tạo oxygen hòa tan, bơm thêm nước vào ao, cho ăn ít đi hoặc tạm dừng cho cá ăn 1 – 2 ngày... 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Sinh học 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác