Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 21 Sinh sản ở thực vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 21 Sinh sản ở thực vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh sản vô tính ở thực vật là gì?

  • A. Là hình thức sinh sản mà hai cây mẹ thụ phấn cho nhau sinh ra cây con
  • B. Là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, rễ, thân, lá,…
  • C. Là hình thức sinh sản không có ở thực vật
  • D. Là hình thức sinh sản mà cây con tự mọc ra trên thân của cây mẹ

Câu 2: Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng

  • A. Rễ phụ       
  • B. Lóng
  • C. Thân rễ       
  • D. Thân bò

Câu 3: Sinh sản bằng bao tử là tạo ra thế hệ mới từ

  • A. Bao tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể
  • B. Bao tử được phát sinh do nguyên nhân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể
  • C. Bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể
  • D. Hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể

Câu 4: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

  • A. Lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
  • B. Đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
  • C. Đơn bội và hình thành cây đơn bội
  • D. Lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

Câu 5: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  • A. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • B. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

Câu 6: Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy 

  • A. Hạt phấn sẽ xâm nhập vào đầu nhụy 
  • B. Hạt phấn sẽ hút nước và nảy mầm 
  • C. Hạt phấn sẽ khô đi 
  • D. Hạt phấn đợi chín hẳn sẽ tham gia thụ tinh

Câu 7: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?

  • A. Toàn năng.
  • B. Phân hóa.
  • C. Chuyên hóa cao.
  • D. Tự dưỡng.

Câu 8: Ở thực vật có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây chỉ có ở sinh sản hữu tính mà không có ở sinh sản vô tính?

  1. Có quá trình thụ tinh.

  2. Có quá trình nguyên phân.

  3. Các cơ thể con có thể có đặc điểm khác nhau.

  4. Ở đời con có sự tái tổ hợp vật chất di truyền của bố và mẹ.

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 9: Bầu bí và dừa là những ví dụ về _______ 

  • A. Đa tính 
  • B. Đơn tính 
  • C. Lưỡng tính 
  • D. Đơn bội

Câu 10: Sơ đồ cho thấy một phần của một loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Bao phấn có cấu tạo nào? 

 Học sinh tham khảo

  • A. A 
  • B. B 
  • C. D 
  • D. C

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chức năng của quả là?

  • A. Chức năng thẩm mỹ
  • B. Bảo vệ hạt và phát tán hạt
  • C. Nuôi dưỡng hạt
  • D. Thu chất dĩnh dưỡng cho cây

Câu 2: Sinh sản hữu tính là?

  • A. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của cả giao tử đực và giao tử cái để tạo thành hợp tử
  • B. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử cái và giao tử cái để tạo thành hợp tử
  • C. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực và giao đực cái để tạo thành hợp tử
  • D. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 giao tử đực và 1 giao tử cái để tạo thành hợp tử

Câu 3: Sinh sản sinh dưỡng là?

  • A. tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
  • B. tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
  • C. tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây. 
  • D. tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

Câu 4: Trong giảm phân hình thành nên 4 đại bào tử thì mấy đại bào tử bị tiêu biến?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 5: Đặc điểm của bào tử là tạo được

  • A. Nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
  • B. Ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
  • C. Ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
  • D. Nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài

 Câu 6: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

  • A. Từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
  • B. Chỉ từ rễ của cây.
  • C. Chỉ từ một phần thân của cây.
  • D. Chỉ từ lá của cây.

Câu 7: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng hormone sinh trưởng 

  • A. Auxin và GA 
  • B. Auxin và xitokinin 
  • C. Auxin 
  • D. GA và xitokinin

Câu 8: Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để 

  • A. Tập trung nước nuôi các cành ghép 
  • B. Tránh gió mưa làm bay cành ghép 
  • C. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép 
  • D. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá

Câu 9: Ở Bắc Cực, _______________ là những loài thực vật phong phú nhất. 

  • A. rêu tản
  • B. rêu 
  • C. cây sừng 
  • D. cây lá kim

Câu 10: Quá trình nào có thể sẽ bị xáo trộn hoặc không xảy ra, nếu phần được dán nhãn bị loại bỏ khỏi bông hoa? 

 Học sinh tham khảo

  • A. sự phát triển của ống phấn
  • B. vận chuyển phấn hoa 
  • C. sự hình thành phấn hoa 
  • D. hình thành quả

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày và phân tích quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi ở hoa?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao một số loại cây trồng có thể tự thụ phấn trong khi các loại khác cần được thụ phấn bởi sự trợ giúp của các loài côn trùng hoặc động vật khác?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Phân tích quá trình hình thành quả và hạt?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao các loài thực vật có thể phát triển ở các môi trường khắc nghiệt như sa mạc hoặc đỉnh núi cao?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

  • A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
  • B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
  • C. đơn bội và hình thành cây đơn bội
  • D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

Câu 2: Muốn đạt tỉ lệ ghép sống cao đòi hỏi yếu tố nào sau đây? 

  • A. Cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ. 
  • B. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần; cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe. 
  • C. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ. 
  • D. Mắt ghép và cây gốc ghép phải có quan hệ họ hàng gần; cây gốc ghép phải sinh trưởng khỏe, cành ghép mắt ghép phải là cành bánh tẻ.

Câu 3: Điều không đúng khi nói về hạt

  • A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
  • B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
  • C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
  • D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.

Câu 4: Điều không đúng khi nói về quả là

  • A. Quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành.
  • B. Quả không hạt đều là quá đơn tính.
  • C. Quả có vai trò bảo vệ hạt.
  • D. Quả có thể là phương tiện phát tán hạt.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trồng cây bằng cách chiết cành hay giâm cành có ưu điểm gì so với việc trồng cây bằng hạt ?

Câu 2: Sinh sản sinh dưỡng là gì? Thụ phấn là gì?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Túi đại bào tủ có mấy loại tế bào?

  • A. 8
  • B. 12
  • C. 6
  • D. 16

Câu 2: Sau khi hạt phấn rơi vào đầu nhụy 

  • A. Hạt phấn sẽ xâm nhập vào đầu nhụy 
  • B. Hạt phấn đợi chín hẳn sẽ tham gia thụ tinh 
  • C. Hạt phấn sẽ hút nước và nảy mầm
  • D. Hạt phấn sẽ khô đi

Câu 3: Hình ảnh trên mô tả quá trình nào?

 Học sinh tham khảo

  • A. nuôi cấy mô
  • B. giâm
  • C. chiết 
  • D. ghép

Câu 4: Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là

  • A. Tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả hai tinh tử để thụ tinh).
  • B. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.
  • C. Hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.
  • D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Sinh sản sinh dưỡng là gì? Thụ tinh kép là gì?

Câu 2. Làm thế nào các loại thực vật có thể tạo ra các hình thức sinh sản khác nhau để thích ứng với môi trường sống?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 21 Sinh sản ở thực vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 21

Bình luận

Giải bài tập những môn khác