Đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 3

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Mô phân sinh đỉnh nằm ở

  • A. chồi ngọn, chồi nách và đỉnh rễ.                                      B. thân của cây Hai lá mầm.
  • B. mắt của thân cây Một lá mầm.                                         D. lóng của cây Một lá mầm.

Câu 2. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là

  • A. tăng khối lượng, kích thước và số lượng phân tử.
  • B. tăng khối lượng, kích thước và số lượng tế bào.
  • C. tăng khối lượng, kích thước và số lượng mô.
  • D. tăng khối lượng, kích thước và số lượng tế bào và mô.

Câu 3. Hình thức học tập phối hợp các kinh nghiệm để tìm cách giải quyết những tình huống mới là

  • A. học nhận biết không gian.                                                                                             B. học liên hệ.
  • C. học giải quyết vấn đề.                                                                                                    D. học xã hội.

Câu 4. Những loài động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống?

  • A. Cá chình, bồ câu, cá cóc, hải quỳ.                         B. Rắn hổ mang, giun đất, vẹt, cóc.
  • C. Cá chép, hải âu, nai, thằn lằn.                                D. Gián, san hô, giun đũa, tuần lộc.

Câu 5. Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm

  • A. diễn ra chậm, theo một hướng xác định.
  • B. là vận động sinh trưởng của thực vật.
  • C. luôn hướng về phía tác nhân kích thích.
  • D. luôn tránh xa tác nhân kích thích.

Câu 6. Điền vào chỗ chấm: “ … ở sinh vật là khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và … thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.”

  • A. Cảm ứng - phản ứng.                                                       B. Sinh trưởng - biểu hiện.
  • C. Phát triển - biểu hiện.                                                      D. Sinh sản - phản ứng.

Câu 7. Lớp vỏ bảo vệ thân cây khỏi sự mất nước và sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại được tạo nên từ đâu?

  • A. Tầng sinh mạch dẫn.                                                       B. Tầng sinh vỏ.
  • B. Ngoại bì.                                                                         D. Chu bì (vỏ bì).

Câu 8. Biểu hiện của sinh trưởng là

  • A. hạt nảy mầm.                                                               B. cây ra rễ.
  • C. cây cao lên.                                                                  D. cây ra hoa.

Câu 9. Pheromone phổ biến ở

  • A. côn trùng, động vật có vú.                                            B. lưỡng cư, bò sát.
  • C. cá, chim.                                                                      D. giáp xác, hình nhện.

Câu 10. Trong cơ chế cảm nhận hình ảnh của cơ quan thị giác, ánh sáng từ vật truyền tới mắt được hội tụ trên

  • A. giác mạc.           B. thủy tinh thể.                C. võng mạc.                               D. tế bào thụ cảm.

Câu 11. Các kiểu hướng động dương của rễ cây là

  • A. hướng trọng lực, hướng nước, hướng sáng.                 
  • B. hướng trọng lực, hướng sáng, hướng hóa.
  • C. hướng trọng lực, hướng nước, hướng hóa.                     
  • D. hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.

Câu 12. Các phản ứng của thực vật được điều khiển bởi

  • A. hormone thực vật.                                        B. đỉnh ngọn, đỉnh rễ.
  • C. hàm lượng nước.                                          D. quá trình quang hợp và hô hấp.

Câu 13. Phytohormone nào kích thích quá trình chín của quả?

  • A. Abscisic acid.              B. Auxin.                 C. Gibberellin.                              D. Ethylene.

Câu 14. Dựa vào đặc điểm di truyền, tập tính được chia thành mấy loại?

  • A. 3.                                 B. 4.                         C. 5.                                                                      D. 6.

Câu 15. Phản xạ có điều kiện có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Bẩm sinh, không bền vững.                                        
  • B. Không di truyền, rất bền vững.
  • C. Có tính chất cá thể, hình thành trong đời sống cá thể.  
  • D. Đặc trưng cho loài, được hình thành với tác nhân bất kì.

Câu 16. Vận động của cây bắt ruồi là

  • A. ứng động sức trương.                                                   B. ứng động tiếp xúc.
  • C. hướng hóa.                                                                   D. hướng tiếp xúc.

Câu 17. Thứ tự nào sau đây đúng về các pha phát triển trong vòng đời thực vật?

(1) Pha sinh sản                                                                                         (2) Pha phát triển phôi thai

(3) Pha trưởng thành                                                                                 (4) Pha già

(5) Pha non trẻ

  • A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).                                      B. (2) → (3) → (4) → (5) → (1).
  • C. (2) → (5) → (3) → (4) → (1).                                      D. (2) → (5) → (3) → (1) → (4).

Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển?

  • A. Phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng, sinh trưởng là điều kiện thúc đẩy phát triển.
  • B. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
  • C. Sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật hạt kín.
  • D. Tốc độ sinh trưởng ở cơ thể động vật sau tuổi phát dục sẽ chậm lại.

Câu 19. Một người trong vườn thú sau nhiều lần cho thú ăn, người đó có thể đến gần và đùa giỡn với thú, hiện tượng này thuộc hình thức học tập nào?

  • A. In vết.                                                                          B. Học liên hệ.
  • C. Quen nhờn.                                                                  D. Học giải quyết vấn đề.

Câu 20. Khẳng định nào dưới đây về vai trò của các bộ phận trong một cung phản xạ là không đúng?

  • A. Bộ phận tiếp nhận kích thích là các thụ thể cảm giác.
  • B. Bộ phận dẫn truyền là dây thần kinh hướng tâm và li tâm.
  • C. Bộ phận trung ương thần kinh làm nhiệm vụ xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích và lưu giữ thông tin.
  • D. Bộ phận trả lời là các cơ xương trong cơ thể.

Câu 21. Đặc điểm cảm ứng nào sau đây không phải là đặc điểm cảm ứng ở thực vật?

  • A. Phản ứng dễ nhận thấy ngay.
  • B. Phản ứng diễn ra chậm.
  • C. Phản ứng bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.
  • D. Phản ứng được kiểm soát bởi hormone.

Câu 22. Cảm ứng ở sinh vật không có vai trò nào sau đây?

  • A. Đảm bảo cho sinh vật thích ứng với những thay đổi từ môi trường.
  • B. Duy trì môi trường bên trong cơ thể tối ưu cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại, sinh trưởng và thích nghi với môi trường.
  • D. Nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi.

Câu 23. Cho các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc tập tính bẩm sinh?

1. Khi nhìn thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ, người đi đường dừng lại.

2. Ve kêu vào mùa hè.

3. Nghe tiếng kêu kẻng trâu, bò nuôi trở về chuồng.

4. Chim xây tổ.

5. Khỉ dùng gậy để hái quả.

  • A. 2.                                 B. 3.                                         C. 4.                                                                                      D. 5.

Câu 24. Khẳng định nào dưới đây về chất kích thích là không đúng?

  • A. Chất kích thích thường là những chất gây nghiện do tác động gây hưng phấn thần kinh.
  • B. Chất kích thích có thể làm thay đổi chức năng bình thường của cơ thể theo hướng làm cơ thể phụ thuộc vào chất đó hoặc cảm giác thèm, muốn sử dụng chất đó đến mức có thể mất kiểm soát hành vi.
  • C. Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại tế bào thần kinh.
  • D. Việc cai nghiện rất khó khăn vì cơ thể đã hình thành phản xạ không điều kiện với những tác nhân gây nghiện.

Câu 25. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã và đang được ứng dụng rộng rãi như một phương tiện hóa học quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển ở cây trồng. Dưới đây là một số nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong sản xuất hoa:

1. Nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng phải tuyệt đối tuân theo khuyến cáo.

2. Chất điều hòa sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng mà chúng chỉ có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất nên không thể thay thế cho phân bón.

3. Sử dụng đúng nồng độ, đúng thời điểm và phương pháp.

4. Sử dụng kết hợp các hormone để tăng hiệu quả sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng.

Có bao nhiêu nguyên tắc đúng?

  • A. 1.                                 B. 2.                                         C. 3.                                                                                      D. 4.

Câu 26. Trong các yếu tố sau đây, có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ con người?

1. Di truyền.                             2. Chế độ ăn uống.                                        3. Lối sống.

4. Chất phóng xạ.                     5. Khói độc, bụi.                                          6. Chế độ làm việc.

  • A. 1.                                 B. 2.                                         C. 4.                                                                                      D. 6.

Câu 27. Các con gấu xám Bắc Mỹ dành hàng giờ để đào sóc đất Bắc Cực trong hang, chúng phớt lờ những con mồi lớn như tuần lộc. Việc đào bới tìm sóc sẽ tiết kiệm năng lượng hơn và có thể giúp chúng bắt được con mồi. Hành vi này là một ví dụ về dạng tập tính nào và tại sao không bắt tuần lộc làm thức ăn?

  • A. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.
  • B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.
  • C. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn.
  • D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn.

Câu 28. Có bao nhiêu biện pháp sau đây nhằm đảm bảo hệ thần kinh được khỏe mạnh?

1. Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày hợp lí.

2. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Sử dụng các chất kích thích hoạt động của hệ thần kinh.

4. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

  • A. 3.                                 B. 4.                                         C. 1.                                                                                      D. 2.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (1 điểm): Cho hai ví dụ về cảm ứng ở thực vật như sau:

Ví dụ 1: Các tua cuốn của cây mướp chạm và cuốn xung quanh giàn leo.

Ví dụ 2: Hoa của bồ công anh (Taraxacum californicum) nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng hoặc lúc anh sáng yếu.

Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa hai ví dụ trên (về loại cảm ứng, hướng kích thích).

Câu 2. (1 điểm): Muỗi thuộc nhóm sinh vật dạng côn trùng họ Culicidae, bộ hai cánh (Diptera), là vật trung gian lan truyền nhiều căn bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét,... Hãy đề xuất biện pháp phòng ngừa muỗi gây hại dựa vào vòng đời của chúng.

Câu 3. (1 điểm): Trong canh tác cây khoai tây, khoai lang, người ta tiến hành trồng khoai trên luống được đánh cao và tưới nước theo hình thức tưới rãnh thay vì trồng trên mặt ruộng nhằm tăng năng suất cây trồng. Hãy giải thích cách làm trên.

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 - - 2024)

MÔN: SINH HỌC 11 - - CÁNH DIỀU

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1 - A2 - B3 - C4 - C5 - A6 - A7 - B8 - C
9 - A10 - C11 - C12 - A13 - D14 - A15 - C16 - B
17 - D18 - A19 - C20 - D21 - A22 - D23 - A24 - D
25 - C26 - D27 - A28 - A    

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

CâuNội dung đáp ánBiểu điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

Sự khác nhau giữa hai ví dụ:

Đặc điểmVí dụ 1Ví dụ 2
Loại cảm ứngHướng độngỨng động
Hướng kích thíchTác nhân kích thích từ một hướng nhất địnhTác nhân kích thích không định hướng

 

 

 

0,5

 

 

0,5

Câu 2

(1 điểm)

* Biện pháp phòng ngừa muỗi gây hại:

 - Diệt muỗi ở giai đoạn trúng hoặc loăng quăng bằng cách thả cá hoặc hóa chất vào nước.  - Loại bỏ nơi trú ẩn và đẻ trứng của muỗi bằng cách đậy kín các dụng cụ chứa nước.  - Khơi thông cống rãnh.  - Phát quang bụi rậm quanh nhà,...

1

(mỗi ý đúng 0,25 điểm, tối đa là 1 điểm)

Câu 3

( 1 điểm)

 - Củ khoai lang là biến dạng của rễ, còn khoai tây do thân biến dạng thành.  - Vận dụng tính hướng trọng lực và tính hướng nước người ta đánh luống cao và tưới nước theo rãnh để hệ rễ bên (cây khoai lang) và hệ cành (cây khoai tây) phát triển, nâng cao năng suất củ.

0,5

 

 

0,5

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘTổng số câu

 

Điểm số

        
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVD cao        
TNTLTNTLTNTLTNTLTNTL  
1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật2 1     3 0,75
2. Cảm ứng ở thực vật3 11   1423
3. Cảm ứng ở động vật3 2 1   6 1,5
4. Tập tính ở động vật3 2 1   6 1,5
5. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật2 1 11  412
6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật3 1 1   5 1,25
Tổng số câu TN/TL16081410128310
Điểm số4,002,01,01,01,001,07,03,010
Tổng số điểm

4,0 điểm

40 %

3,0 điểm

30 %

2,0 điểm

20 %

1,0 điểm

10 %

10 điểm

100 %

100%     

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi  

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

 

TN   
CHỦ ĐỀ 2. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT 19    
Khái quát về cảm ứng ở sinh vậtNhận biết - Nhận biết khái niệm, cơ chế cảm ứng ở sinh vật. 2 C6, C12
Thông hiểuChỉ ra vai trò không đúng về cảm ứng ở sinh vật. 1 C22 
Cảm ứng ở thực vậtNhận biết - Nhận biết đặc điểm của hình thức vận động hướng động và vận động cảm ứng. 3 C5, C11, C16
Thông hiểu - Phân biệt các hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật.  - Chỉ ra các đặc điểm của cảm ứng ở thực vật.11C1C21 
Vận dụngVận dụng kiến thức về cảm ứng để giải thích hiện tượng trong thực tiễn.1 C  
Cảm ứng ở động vậtNhận biết - Nhận biết các hình thức cảm ứng ở động vật.  - Nhận biết cơ chế cảm nhận cảm giác của cơ quan thị giác và thính giác.  - Nhận biết đặc điểm phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. 3 C4, C10, C15
Thông hiểu - Chỉ ra cơ chế cảm ứng ở động vật.  - Chỉ ra đặc điểm về chất kích thích.12C1C20, C24 
Vận dụngỨng dụng cảm ứng ở động vật vào đời sống hàng ngày.11C3C28 
Tập tính ở động vậtNhận biết - Nhận biết khái niệm các hình thức học tập ở động vật.  - Nhận biết về đặc điểm của pheromone.  - Nhận biết phân loại tập tính. 3 C3, C9, C14
Thông hiểu - Xác định được ví dụ của các hình thức học tập ở động vật.  - Xác định được ví dụ của các loại tập tính. 2 C19, C23 
Vận dụngLiên hệ vai trò của tập tính ở động vật. 1 C27 
CHỦ ĐỀ 3. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT 9    
Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vậtNhận biết - Nhận biết dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.  - Nhận biết biểu hiện của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. 2 C2, C8
Thông hiểuXác định mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. 1 C18 
Vận dụng - Liên hệ yếu tố ảnh hưởng tuổi thọ con người.  - Ứng dụng vòng đời của sinh vật để đề xuất biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại.11C2C26 
Sinh trưởng và phát triển ở thực vậtNhận biết - Nhận biết vị trí của các mô phân sinh.  - Nhận biết đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.  - Nhận biết đặc điểm của các phytohormone. 3 C1, C7, C13
Thông hiểu Xác định được thứ tự quá trình phát triển ở thực vật có hoa. 1 C17 
Vận dụngLiên hệ nguyên tắc sử dụng chất điều hòa sinh trưởng. 1 C25 
Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Sinh học 11 cánh diều, đề thi giữa kì 2 Sinh học 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác