Đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Cánh diều gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 11 CÁNH DIỀU ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Năng lượng cung cấp cho sinh giới có nguồn nào?

  • A. Năng lượng ánh sáng và năng lượng phóng xạ.
  • B. Năng lượng ánh sáng và năng lượng vật lý.
  • C. Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học.
  • D. Năng lượng hóa thạch và năng lượng ánh sáng.

Câu 2 (NB): Sinh vật quang tự dưỡng là sinh vật có thể

  • A. chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
  • B. chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
  • C. chuyển hóa năng lượng hạt nhaanh trong các chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
  • D. chuyển hóa năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ánh sáng thông qua quá trình tổng hợp.

Câu 3 (NB): Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn nào?

  • A. Tổng hợp, quang hợp và huy động năng lượng.
  • B. Phóng xạ, tổng hợp và huy động năng lương.
  • C. Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
  • D. Phân giải, quang hợp và huy động năng lượng.

Câu 4 (TH): Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ các giai đoạn chuyển hóa sau.

 đề thi giữa kì 1 sinh học 11 cánh diều

  • A. (1) nhiệt, (2) sinh vật phân giải.
  • B. (1) Sinh vật phân giải, (2) Nhiệt.
  • C. (1) Nhiệt, (2) ATP
  • D. (1) Sinh vật phân giải, (2) ATP.

Câu 5 (TH): Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng chủ yếu được tích trữ

  • A. trong các liên kết hóa học.
  • B. trong các mô mỡ và máu.
  • C. trong các phản ứng.
  • D. trong các bào quan của tế bào.

Câu 6 (TH): “Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.”

Từ còn thiếu trong dấu … là

  • A. năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo.
  • B. tổng hợp/ phân giải.
  • C. năng lượng/ phân giải.
  • D. tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo.

Câu 7 (NB): Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

  • A. nước.
  • B. các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ.
  • C. các ion khoáng.
  • D. nước vài ion khoáng.

Câu 8 (NB): Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?

  • A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
  • B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
  • C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
  • D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.

Câu 9 (NB): Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

  • A. Hoạt động trao đổi chất.
  • B. Chênh lệch nồng độ ion.
  • C. Cung cấp năng lượng.
  • D. Hoạt động thẩm thấu.

Câu 10 (NB): Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

  • A. Các tế bào biểu bì.
  • B. Các tế bào nhu mô.
  • C. Các tế bào lông hút.
  • D. Các tế bào khí khổng

Câu 11 (TH): Nối cột A và cột B sao cho phù hợp

AB
1. Cường độ ánh sáng tăng.a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.
2. Cường độ ánh sáng giảm.b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.
3. Nhiệt độ tăng. 
4. Đất tơi xốp, thoáng khí. 
5. Độ ẩm cao. 
6. Nhiệt độ giảm. 
  • A. a- 2, 5, 6;     b- 1, 3, 4.
  • B. a- 1, 3, 4, 5;    b- 2, 6.
  • C. a- 2, 3, 4, 5;     b- 1, 6.
  • D. a- 1, 3, 5;     b- 2, 4, 6.

Câu 12 (TH): Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

  • A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 13 (TH): Đâu không phải vai trò của quá trình thoát hơi nước

  • A. Giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gễ lên thân đến lá và các thành phần khác của cây.
  • B. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • C. Tạo điều kiện để khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
  • D. Hơi nước nóng thoát ra đồng thời hơi nước trong không khí đi vào bên trong lá, cung cấp nước cho cây.

Câu 14 (TH): Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?

  • A. Tưới nhiều nước cho cây.
  • B. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.
  • C. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng.
  • D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.

Câu 15 (NB): Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí?

  • A. Oxygen.
  • B. Không khí.
  • C. Ánh sáng.
  • D. Nước.

Câu 16 (NB): Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở

  • A. màng ngoài.    
  • B. màng trong.
  • C. chất nền.   
  • D. thylakoid.

Câu 17 (NB): Sản phẩm của pha sáng gồm

  • A. ATP, NADPH VÀ O2.    
  • B. ATP, NADPH VÀ CO2.
  • C. ATP, NADP+ VÀ O2.   
  • D. ATP, NADPH.

Câu 18 (NB): Phương trình quang hợp ở thực vật là

  • A. 6CO2 + 12H2O  C6H12O6 + 6H2O.
  • B. C6H12O6 + 6H2O  6CO2 + 12H2O.
  • C. 6CO2 + 12H2O  C6H12O6 + 6H2O.
  • D. C6H12O6 + 6H2O  6CO2 + 12H2O.

Câu 19 (TH): Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

  • A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • B. Quá trình khử CO2.
  • C. Quá trình quang phân li nước.
  • D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 20 (TH): Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

  • A. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
  • B. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
  • C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
  • D. Cả B và C.

Câu 21 (NB): Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A. Ti thể.    
  • B. Tế bào chất.    
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 22 (NB): Phân giải kị khí (lên men) từ pyruvic acid tạo ra

  • A. chỉ rượu ethanol.     
  • B. rượu ethanol + CO2 hoặc lactic acid.
  • C. chỉ lactic acid.    
  • D. đồng thời rượu etylic và axit lactic.

Câu 23 (NB): Chuỗi truyền electron tạo ra

  • A. 32 ATP.       
  • B. 34 ATP.       
  • C. 36 ATP.      
  • D. 38 ATP.

Câu 24 (TH): Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

  • A. Làm giảm nhiệt độ.
  • B. Làm tăng khí O2.
  • C. Tiêu hao chất hữu cơ.
  • D. Làm giảm độ ẩm.

Câu 26 (TH): So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men

  • A. 19 lần.
  • B. 18 lần.
  • C. 17 lần.
  • D. 16 lần.

Câu 26 (TH): Khi nói về hô hấp và quan hệ dinh dưỡng nito, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Cường độ hô hấp tăng thì NH3 trong cây cũng tăng.
  • B. Cường độ hô hấp tăng thì lượng NH3 trong cây giảm.
  • C. Việc tăng giảm của quá trình hô hấp và lượng NH3 trong cây không liên quan nhau.
  • D. Cường độ hô hấp tăng thì hàm lượng protein trong cây giảm.

Câu 27 (NB): Ở động vật có ống tiêu hóa

  • A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  • B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 28 (NB): Quá trình dinh dưỡng gồm

  • A. lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa các chất.
  • B. lấy thức ăn, hô hấp, hấp thụ và đồng hóa các chất.
  • C. lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và bài tiết.
  • D. lấy thức ăn, hô hấp, hấp thụ và bài tiết.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Hãy trình bày dấu hiệu, nguyên nhân, tác hại và biện pháp khắc phục của hai căn bệnh thường gặp ở học sinh là suy dinh dưỡng và béo phì.

Câu 2: (VD) Đặc điểm cấu trúc nào của lục lạp thích ứng với việc thực hiện hai pha quá trình quang hợp?

Câu 3: (VDC) Tại sao các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cuồng độ hô hấp? Có nên giảm cường độ hô hấp đến 0 không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. C

 2. B

3. C

4. A

5. A

6. A

7. D

8. B

9. B

10. C

11. B

12. B

13. C

14. D

15. D

16. C

17. A

18. B

19. D

20. D

21. B

22. B

23. B

24. C

25. A

26. B

27. A

28. A

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

BệnhDấu hiệuNguyên nhânTác hạiBiện pháp
Béo phì - Chỉ số BMI cao hơn 20% so với tiêu chuẩn.  - Tích mỡ tại nhiều vùng trên cơ thể.  - Biểu hiện thèm ăn, khẩu phần ăn lớn.

 - Yếu tố di truyền.  - Yếu tố môi trường  - Chế độ ăn, thói quen.  - Giảm hoạt động thể lực.

 

 - Suy giảm hệ miễn dịch.  - Dễ mắc các bệnh xương khớp.  - Dễ mắc các bệnh về tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, rối loạn nội tiết, ung thư.  - Tự ti, dễ mắc stress. - Chế độ dinh dưỡng hợp lý.  - Điều chỉnh lại thói quen.  - Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Suy dinh dưỡng - Chậm phát triển chiều cao, cân nặng.  - Hạn chế khả năng hoạt động thể lực. - Bữa ăn nghèo chất dinh dưỡng cần thiết hoặc khả năng hấp thu kém.  - Thường xuyên mắc các bệnh tiêu hóa.  - Chán ăn, lười ăn - Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, khả năng học hỏi và giao tiếp.  - Dễ mắc các bệnh đường ruột và hô hấp.  - Suy giảm hệ miễn dịch. - Chế độ dinh dưỡng hợp lý.  - Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.

Câu 2:

 - Ngoài là màng kép, trong là cơ chất có chứa nhiều hạt grana nới diễn rap ha sáng, chất nền là nơi diễn rap ha tối.

 - Hạt grana chứa hệ sắc tố quang hợp (hấp thụ các tia sáng) chứa trung tâm phản ứng và các chất truyền điện tử giúp pha sáng thực hiện được.

 - Chất nên có cấu trúc dạng keo, trong suốt, chứa nhiều enzyme phù hợp với việc thực hiện các phản ứng khử CO2 trong pha tối.

Câu 3:

 - Các biện pháp bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục đích giảm thiểu cuồng độ hô hấp vì hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ.

 - Không nên giảm cường độ hô hấp về 0 vì đối tượng bảo quản sẽ chết, nhất là hạt giống, củ.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 Cánh diều, trọn bộ đề thi Sinh học 11 cánh diều, đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 Cánh diều:

Bình luận

Giải bài tập những môn khác