Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chương 2

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều Ôn tập chương 2. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh trưởng là gì?

  • A. Quá trình tăng kích thước và tuổi của vật
  • B. Quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể
  • C. Quá trình tăng trọng lượng và tuổi tác của vật
  • D. Cả 3 đáp án đều sai

Câu 2: Tuổi thọ của sinh vật là?

  • A. Thời gian tán tỉnh bạn tỉnh của sinh vật
  • B. Thời gian sinh con của sinh vật
  • C. Thời gian mà sinh vật chết
  • D. Thời gian sống của sinh vật

Câu 3: Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là?

  • A. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào 
  • B. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của chiều cao
  • C. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của cân nặng
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 4: Quá trình phát triển của một sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu từ?

  • A. Phân bào
  • B. Giảm phân
  • C. Bào tử
  • D. Hợp tử

Câu 5: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

  • A. Tim → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim
  • B. Tim→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim
  • C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim
  • D. Tim→ động mạch→ khoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch→ tim

Sử dụng kiến thức và hiểu biết để điền câu trả lời chính xác từ câu 6 đến câu 9 vào đoạn nội dung sau:

Quá trình (1) … của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử. Hợp tử (2) … tạo thành nhiều tế bào, các tế bào biệt hóa thành các cơ quan và hình dáng của sinh vật non. Sinh vật non trải qua quá trình (3) … và lớn dần lên. Khi cơ thể đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến đổi về chất, một nhóm tế bào phân hóa hình thành cơ quan sinh sản, để tiến hành cho quá trình hình thành (4) ….

Câu 6: Chỗ chấm số (1) là? 

  • A. Sinh trưởng 
  • B. Phát triển
  • C. Trưởng thành 
  • D. Già đ6

Câu 7: Chỗ chấm số (2) là?

  • A. Gian bào 
  • B. Nguyên bào 
  • C. Giảm phân
  • D. Phân bào

Câu 8: Chỗ chấm số (3) là?

  • A. Sinh trưởng
  • B. Phát triển 
  • C. Đặc điểm 
  • D. Hành vi

Câu 9: Chỗ chấm số (4) là?

  • A. Nguyên bào và gian bào 
  • B. Nội nhũ và nội bào 
  • C. Giao tử và hợp tử
  • D. Giao hợp và kết hợp

Câu 10: Người nào thường có nguy cơ chạy thận nhân tạo cao nhất?

  • A. Những người hiến thận
  • B. Những người bị tại nạn giao thông
  • C. Những người hút nhiều thuốc lá
  • D. Những người bị suy thận

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vòng đời của sinh vật hữu tính bắt đầu bằng … và kết thúc bằng …?

  • A. Tế bào; sinh con
  • B. Hợp tử; cái chết
  • C. Tế bào; cái chết
  • D. Hợp tử; sinh con

Câu 2: Phát triển là gì?

  • A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng
  • B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý
  • C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng
  • D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

Câu 3: Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng

  • A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
  • B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
  • C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
  • D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.

Câu 4: Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật? 

  • A. Di truyền
  • B. Chế độ ăn
  • C. Lối sống lành mạnh
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra? 

  • A. Phôi
  • B. Mảng tế bào 
  • C. Hợp bào
  • D. Nang bào

Sử dụng kiến thức và hiểu biết để điền câu trả lời chính xác từ câu 6 đến câu 8 vào đoạn nội dung sau:

Ở động vật sinh sản (1) …, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi gồm nhiều tế bào. Các tế bào phôi phân hóa thành các cơ quan, hệ cơ quan (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Động vật non lớn lên thành cơ thể trưởng thành (giai đoạn (2) …). Khi động vật đến giai đoạn thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển mạnh và bắt đầu tạo các (3) … (giai đoạn phân hóa tế bào).

Câu 6: Chỗ chấm số (1) là?

  • A. Lưỡng tính 
  • B. Vô tính 
  • C. Hữu tính
  • D. Song tính

Câu 7: Chỗ chấm số (2) là?

  • A. Sinh trưởng
  • B. Phát triển 
  • C. Biến đổi 
  • D. Giữ nguyên

Câu 8: Chỗ chấm số (3) là?

  • A. Hợp tử
  • B. Phôi 
  • C. Giao tử
  • D. Nguyên tử

Câu 9: Hạt lúa nảy mầm thành cây mạ, cây mạ lớn lên thành cây lúa, cây lúa trổ bông. Đây là nói về điều gì? 

  • A. Sự hình thành lá lúa
  • B. Sự hình thành bồn lúa
  • C. Sinh trưởng và phát triển của cây lúa 
  • D. Sự ra đời của cây lúa

Câu 10: Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng cấu trúc của 2 tâm thất ở người không giống nhau, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Thành tâm thất phải tương đối mỏng, phù hợp với chức năng tâm thất phải đẩy máu đến hai lá phổi với quãng đường đi ngắn
  • B. Thành tâm thất trái dày phù hợp với chức năng tâm trái đẩy máu theo vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể với quãng đường đi dài cần áp lực lớn 
  • C. Nếu thành tâm thất trái có cấu trúc giống như thành tâm thất phải thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt máu cho các quan hoạt động
  • D. Nếu thành tâm thất phải có cấu trúc giống như thành tâm thất trái thì hoạt động trao đổi khí được tăng cường do máu đi trong động mạch phổi nhanh

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày sự giống nhau của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch (ở các loài chân khớp) và hệ thần kinh dạng ống (ở người)?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào mà tập tính góp phần vào việc giao phối của động vật?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Tập tính nào ở động vật là tập tính đơn giản nhất, có mức độ thấp nhất mà một con vật cần có?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

  • A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh
  • B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm
  • C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
  • D. Cao, tốc độ máu chạy chậm

Câu 2: Một cây vừa mới được trồng xuống đất, thì đâu là dấu hiệu của sự phát triển? 

  • A. Cây chết khô dần
  • B. Cây ra rễ, ra lá, ra hoa 
  • C. Lá cây bắt đầu rụng 
  • D. Rễ cây bắt đầu thối dần

Câu 3: Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?

  • A. Con gà đi bắt sâu và bới giun 
  • B. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành
  • C. Con gà gáy vào buổi sáng 
  • D. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối

Câu 4: Diệt muỗi đang ở giai đoạn nào là cách hữu hiệu nhất? 

  • A. Giai đoạn nào cũng như nhau 
  • B. Trứng
  • C. Trưởng thành 
  • D. Trong giai đoạn ấu trùng (Bọ gậy)

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu hướng động thụ động trong thực vật và giải thích cách mà kiểu hướng động này giúp cây trồng thích ứng với điều kiện đất và ánh sáng?

Câu 2: Tại sao giảm stress là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của sinh vật nuôi?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khía cạnh tế bào, Ở sinh vật sinh sản vô tính, cá thể mẹ…. để sinh ra cá thể con. Điền vào chỗ chấm.

  • A. Nguyên phân
  • B. Giảm phân
  • C. Nảy chồi
  • D. B và C

Câu 2: Trình bày sự phát triển của cây cam?

  • A. Sự nảy mầm của hạt→ Ra hoa, kết quả → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả. 
  • B. Sự nảy mầm của hạt → Cây con → Ra hoa, kết quả → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả. 
  • C. Sự nảy mầm của hạt → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa, kết quả. 
  • D. Không có đáp án đúng

Câu 3: Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tiết ra các hoocmon để điều hòa cơ thể
  • B. Khử các chất độc hại cho cơ thể
  • C. Điều chỉnh nồng độ glucozo trong máu
  • D. Sản xuất protein huyết tương (fibrinogen, các gobulin và anbumin)

Câu 4: Đâu là ứng dụng về hiểu biết sinh trưởng và phát triển 

  • A. Diệt muỗi trong giai đoạn ấu trùng
  • B. Tưới nước đều đặn cho cây phát triển rễ 
  • C. Cho gà mái ấp trứng để nở ra gà con 
  • D. Cả 3 đáp án trên

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Cung phản xạ ở động vật là gì?

Câu 2. Liệt kê ba cách giúp tối ưu hóa quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật nuôi.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD Ôn tập chương 2, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều ôn tập chương 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác