Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 9 Miễn dịch ở người và động vật

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 9 Miễn dịch ở người và động vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1.  Bệnh truyền nhiễm là

  • A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác
  • B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
  • C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên
  • D. Cả A, B và C

Câu 2: Miễn dịch là

  • A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác
  • B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
  • C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh
  • D. Cả A, B và C

Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói tác nhân gây bệnh truyền nhiễm?

  • A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut
  • B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut
  • C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut
  • D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut

Câu 4: Miễn dịch đặc hiệu

  • A. Có tính bẩm sinh
  • B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại
  • C. Có tính tập nhiễm
  • D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Câu 5: Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?

  • A. Bệnh lao
  • B. Bệnh cúm
  • C. Bệnh bạch tạng
  • D. Bệnh dại

Câu 6: Có bao nhiêu phương thức sau đây là phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm? 

  1. Lây truyền theo đường hô hấp

  2. Lây truyền theo đường máu

  3. Lây truyền qua niêm mạc bị tổn thương

  4. Lây truyền theo đường tiê hóa

  5. Truyền từ mẹ sang con

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

Câu 7: Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
  • B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể.
  • C. Miễn dịch không đặc hiệu là có sự tham gia của tế bào limpho T bình thường.
  • D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, nhờ có các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

Câu 8: Khi nói về miễn dịch dịch thể, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Miễn dịch dịch thể mang tính chất bẩm sinh, bao gồm các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể
  • B. Miễn dịch dịch thể được thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác với các kháng nguyên
  • C. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào limpho T độc 
  • D. Miễn dịch dịch thể là miễn dịch có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể nhưng không phải do tế bào limpho B tiết ra

Câu 9: Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây?

  • A. Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào
  • B. Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào
  • C. Qua dung hợp tế bào
  • D. Cả A, B và C

Câu 10: Tế bào sản xuất kháng thể là:

  • A. Lympho B
  • B. Lympho T
  • C. Tế bào plasma (tương bào, plasmoctyte)
  • D. Đại thực bào.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thành phần nào sau đây có trong sữa mẹ mà không có trong các loại sữa bột và sữa đặc? 

  • A. Kháng nguyên
  • B. Kháng thể và lizozim
  • C. Chất vi lượng
  • D. Lợi khuẩn

Câu 2:  Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày,... Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó? 

  • A. Tế bào gan
  • B. Tế bào limpho T2
  • C. Tế bào limpho B
  • D. Tế bào limpho T4

Câu 3: Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch?

  • A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu
  • B. Có sự hình thành kháng nguyên
  • C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut
  • D. Có sự hình thành kháng thể

Câu 4: Bệnh truyền nhiễm có hai phương thức lan truyền là:

  • A. Truyền thẳng; truyền chéo
  • B. Truyền ngang; truyền dọc
  • C. Truyền thẳng; truyền ngang
  • D. Truyền ngang; truyền chéo

Câu 5: Đâu là nhận định chưa chính xác về miễn dịch không đặc hiệu trong các nhận định sau:

  • A. Chỉ có ở động vật có xương sống
  • B. Có ngay từ khi được sinh ra
  • C. Không hình thành trí nhớ miễn dịch
  • D. Nhận diện các đặc điểm chung của nhiều tác nhân gây bệnh thông qua một số ít thụ thể.

Câu 6: Dấu (?) trong sơ đồ là loại miễn dịch nào? 

 Học sinh tham khảo

  • A. Miễn dịch tế bào T
  • B. Miễn dịch tế bào B
  • C. Miễn dịch cơ thể
  • D. Miễn dịch dịch thể

Câu 7:  Cho các yếu tố sau:

1 – Độc lực

2 – Số lượng nhiễm đủ lớn

3 – Tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ

4 - Con đường xâm nhập thích hợp

Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần thỏa mãn mấy điều kiện?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 8: Phương thức lây truyền nào dưới đây không cùng nhóm với những phương thức lây truyền còn lại ?

  • A. Truyền qua sol khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi
  • B. Truyền qua đường tiêu hóa
  • C. Truyền qua vết thương hở
  • D. Truyền từ mẹ sang con

Câu 9: Kháng thể từ cơ thể mẹ chuyển qua màng nhau thai vào cơ thể thai nhi tạo ra trạng thái miễn dịch gì ở cơ thể thai nhi và trẻ sơ sinh sau đó ?

  • A. Miễn dịch vay mượn
  • B. Miễn dịch chủ động
  • C. Miễn dịch thụ động
  • D. Miễn dịch thu được

Câu 10: Ở người nhiễm HIV/AIDS

  • A. Không có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì các lypho B và tế bào plasma không bị HIV tấn công
  • B. Có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì HIV tấn công các lypho B, làm cho tế bào này không phân biệt hóa thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể được
  • C. Có sự giảm tổng hợp kháng thể, vì HIV tấn công các tế bào plasma, làm cho các tế bào nay không sản xuất kháng thể được.
  • D. Có sự giảm tổng hợp kháng thể, mặc dù HIV không tấn công trực tiếp và các lympho B và tế bào plasma.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày về miễn dịch không đặc hiệu?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch ở người và động vật?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu hiểu biết về dị ứng?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao việc tiêm chủng vắc-xin lại quan trọng trong việc bảo vệ hệ miễn dịch của cả con người và động vật?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong hàng rào bảo vệ bề mặt cơ thể không có

  • A. Da
  • B. Niêm mạc
  • C. Móng
  • D. lysozyme

Câu 2: Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV? 

  • A. Nói chuyện, ăn chung bát với người nhiễm HIV
  • B. Dung chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV
  • C. Quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
  • D. Trẻ bú sữa của mẹ bị nhiễm HIV

Câu 3: Khi tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể, loại miễn dịch đầu tiên mà chúng phải vượt là

  • A. Miễn dịch đặc hiệu.
  • B. Miễn dịch không đặc hiệu.
  • C. Miễn dịch thể dịch.
  • D. Miễn dịch tế bào.

Câu 4: HIV có thể tấn công tế bào

  • A. thần kinh 
  • B. niêm mạc ruột
  • C. limpho T4 
  • D. xương

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Bệnh là gì?

Câu 2: Khoảng cách xã hội giữa người và giữa động vật có ảnh hưởng gì đến hệ miễn dịch?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Virut sẽ xâm nhập vào tế bào nếu trên bề mặt tế bào đó có

  • A. Thụ thể đặc biệt 
  • B. Kháng thể đặc hiệu
  • C. ARN đặc thù 
  • D. Kháng nguyên tương ứng

Câu 2:  Điều nào sau đây không đúng với inteferon?

  • A. Có phân tử lượng lớn 
  • B. Có đơn phân là axit amin
  • C. Có khả năng chống virut 
  • D. Có đơn phân là axit nucleic

Câu 3: Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng cấu trúc của 2 tâm thất ở người không giống nhau, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Thành tâm thất phải tương đối mỏng, phù hợp với chức năng tâm thất phải đẩy máu đến hai lá phổi với quãng đường đi ngắn
  • B. Thành tâm thất trái dày phù hợp với chức năng tâm trái đẩy máu theo vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể với quãng đường đi dài cần áp lực lớn 
  • C. Nếu thành tâm thất trái có cấu trúc giống như thành tâm thất phải thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt máu cho các quan hoạt động
  • D. Nếu thành tâm thất phải có cấu trúc giống như thành tâm thất trái thì hoạt động trao đổi khí được tăng cường do máu đi trong động mạch phổi nhanh

Câu 4: Nhóm thuốc nào sau đây thường gây dị ứng nhất?

  • A. thuốc kháng viêm.
  • B. Thuốc kháng sinh.
  • C. Thuốc hạ sốt.
  • D. Thuốc giảm đau.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Hệ miễn dịch là gì?

Câu 2. Trong trường hợp nhiễm bệnh, chức năng của hệ miễn dịch là gì?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 9 Miễn dịch ở người và động vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác