Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Đề thi, đề kiểm tra sinh học 11 Cánh diều bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Năng lượng cung cấp cho sinh giới có từ nguồn nào?

  • A. Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học.
  • B. Năng lượng ánh sáng và năng lượng vật lý.
  • C. Năng lượng hóa thạch và năng lượng vật lý
  • D. Năng lượng hóa thạch và năng lượng anh sáng.

Câu 2: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

  • A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
  • B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
  • C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
  • D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.

Câu 3: Sinh vật dị dưỡng là

  • A. Các sinh vật chỉ có khả năng tổ hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn.
  • B. Các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ
  • C. Sinh vật phân hủy các acid vô cơ thành chất dinh dưỡng
  • D. Sinh vật chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

Câu 4: Vai trò của các sinh vật tự dưỡng là

  • A. Sinh vật sản xuất
  • B. Sinh vật cung cấp nguyên liệu
  • C. Sinh vật cung cấp năng lượng
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 5: Sinh vật quang tự dưỡng là

  • A. Chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
  • B. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
  • C. Chuyển hóa năng lượng hạt nhaanh trong các chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình tổng hợp.
  • D. Chuyển hóa năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng ánh sáng thông qua quá trình tổng hợp.

Câu 6: Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ các giai đoạn chuyển hóa sau đây

 Học sinh tham khảo

  • A. (1) ATP, (2) Nhiệt
  • B. (1) Nhiệt, (2) ATP
  • C. (1) Ánh sáng, (2) hợp chất vô cơ.
  • D. (1) Nhiệt, (2) ánh sáng.

Câu 7: Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào 

  • A. Cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
  • B. Nước mô và mao mạch máu.
  • C. Máu và cơ quan bài tiết.
  • D. Tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết.

Câu 8: Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?

  • A. Hệ hô hấp
  • B. Hệ tuần hoàn
  • C. Hệ bài tiết
  • D. Hệ tiêu hoá

Câu 9: Làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn vì

  • A. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng để hoạt động.
  • B. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo nhiệt năng để duy trì nhiệt độ cơ thể.
  • C. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo năng lượng để đào thải khí carbon dioxide ra ngoài.
  • D. thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa tạo nhiệt năng để đào thải mồ hôi ra ngoài.

Câu 10: Vì sao khi vận động cơ thể nóng dần lên?

  • A. Bởi vì khi vận động, trong cơ thể, thức ăn được biến đổi thành năng lượng hóa học nên nóng cơ thể.
  • B. Bởi vì khi vận động nhiều, cơ thể sẽ đổ nhiều mồ hôi mất nước nên nóng dần lên.
  • C. Bởi vì khi vận động, để có năng lượng cho quá trình hoạt động thì trong cơ thể đã xảy ra một phản ứng biến đổi hóa học và phản ứng này sinh ra nhiệt, khiến cho cơ thể nóng dần lên.
  • D. Bởi vì khi vận động thì trong cơ thể con người đã xảy ra sự biến đổi năng lượng từ dạng liên kết hóa học tích trữ sang cơ năng và nhiệt năng, nên khiến cho cơ thể người nóng dần lên.

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn nào?

  • A. Tổng hợp, quang hợp và huy động năng lượng.
  • B. Phóng xạ, tổng hợp và huy động năng lương.
  • C. Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
  • D. Phân giải, quang hợp và huy động năng lượng.

Câu 2: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng không thể hiện qua các dấu hiệu đặc trưng nào sau đây

(1) Thu nhận các chất từ môi trường.

(2) Vận chuyển các chất.

(3) Biến đổi các chất .

(4) Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng.

(5) Phân rã các chất thành chất phóng xạ.

(6) Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.

(7) Đào thảo các chất ra môi trường, điều hòa

  • A. (2)
  • B. (3)
  • C. (4)
  • D. (5)

Câu 3: Sự biến đổi các chất có kích thước phân tử lớn thành các chất có kích thước phân tử nhỏ trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở cơ thể người được gọi là quá trình

  • A. phân giải.
  • B. tổng hợp.
  • C. đào thải.
  • D. chuyển hóa năng lượng.

Câu 4: Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây?

  • A. Cơ năng.
  • B. Quang năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 5: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là

  • A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
  • B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
  • C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
  • D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.

Câu 6: Hãy hoàn thành chú thích (1), (2) trong sơ đồ quá trình trao đổi và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới sau đây

 Học sinh tham khảo

  • A. (1) nhiệt, (2) sinh vật phân giải.
  • B. (1) Sinh vật phân giải, (2) Nhiệt.
  • C. (1) Nhiệt, (2) ATP
  • D. (1) Sinh vật phân giải, (2) ATP.

Câu 7: Trong cơ thể người, chất hữu cơ được phân giải để giải phóng năng lượng có nguồn gốc từ sự trao đổi chất ở

  • A. hệ bài tiết.
  • B. hệ tuần hoàn.
  • C. hệ tiêu hóa.
  • D. hệ thần kinh.

Câu 8: Trong tế bào và cơ thể sinh vật, năng lượng chủ yếu được tích trữ

  • A. trong các liên kết hóa học.
  • B. trong các mô mỡ và máu.
  • C. trong các phản ứng.
  •  D. trong các bào quan của tế bào.

Câu 9: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

  • A. cơ năng thành hóa năng.
  • B. hóa năng thành cơ năng.
  • C. hóa năng thành nhiệt năng.
  • D. cơ năng thành nhiệt năng.

Câu 10: Em hãy cho biết trao đổi chất ở động vật gồm những hoạt động nào sau đây?

(1) Lấy thức ăn.

(2) Nghiền nhỏ thức ăn.

(3) Biến đổi thức ăn.

(4) Thải ra.

(5) Tăng nhiệt độ.

  • A. (1), (2), (5).
  • B. (1), (2), (4).
  • C. (2), (3), (5).
  • D. (1), (3), (4).

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày quá trình trao đổi chất ở sinh vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Làm thế nào mà tế bào sinh vật đạt được năng lượng thông qua quá trình quang hợp và hô hấp tế bào?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Giải thích sự quan trọng của chuỗi thực phẩm trong việc chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dạng năng lượng được dự trữ chủ yếu trong các tế bào của cơ thể sinh vật là

  • A. nhiệt năng.
  • B. điện năng.
  • C. hóa năng.
  • D. quang năng.

Câu 2: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật

  • A. phát triển kích thước theo thời gian
  • B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động
  • C. tích lũy năng lượng
  • D. vận động tự do trong không gian

Câu 3: Cho các chất sau:

1. Oxygen

2. Carbon dioxide

3. Chất dinh dưỡng

4. Nước uống

5. Năng lượng nhiệt

6. Chất thải

Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?

  • A. 1, 2, 3, 4, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4.
  • C. 1, 3, 4, 5.
  • D. 1, 3, 4.

Câu 4: Muốn cơ thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì con người cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng đó bao gồm

  • A. sắt, kẽm, tinh bột, protein, axit amin, vitamin và muối khoáng.
  • B. chất đường bột (gluxit), protein, muối khoáng, vitamin, lipit.
  • C. rau củ quả, thịt, trứng, cá và các loại sữa.
  • D. các loại hạt ngũ cốc, cơm, thịt, trứng, cá.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Sinh vật dị dưỡng là?

Câu 2: Ghép nối các hormone và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể lại với nhau?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quá trình trao đổi chất diễn ra ở những loài sinh vật nào?

  • A. Động vật
  • B. Thực vật
  • C. Vi sinh vật
  • D. Cả A, B và C

Câu 2: Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu?

  • A. Cơ năng.
  • B. Động năng.
  • C. Hóa năng.
  • D. Nhiệt năng.

Câu 3: Cho các nhận định sau:

1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là điều kiện tồn tại và phát triển của cơ thể, là đặc tính cơ bản của sự sống.

2. Uống đủ nước, thức khuya, luyện tập thể dục thể thao,… sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

3. Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm là sinh vật dị dưỡng và sinh vật hóa dưỡng.

4. Trong cơ thể con người đã có quá trình biến đổi hóa học thức ăn thành năng lượng, cung cấp cho mọi hoạt động sống hàng ngày.

Trong số các nhận định trên, số nhận định đúng là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Sự biến đổi nào sau đây là chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật?

  • A. Quang năng – Cơ năng
  • B. Điện năng – Nhiệt năng
  • C. Hóa năng – Nhiệt năng
  • D. Điện năng – Cơ năng.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Năng lượng ánh sáng là?

 

Câu 2. Vì sao chế độ dinh dưỡng cân bằng là quan trọng đối với trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 CD bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 cánh diều, đề thi sinh học 8 cánh diều bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác