Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chuyển hoá cơ bản là gì?

  • A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
  • B. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
  • C. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
  • D.  Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 2: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp?

  • A.   Nước tiểu
  • B.   Mồ hôi
  • C.   Khí ôxi
  • D.   Khí cacbonic

Câu 3: Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào

  • A.   cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
  • B.   nước mô và mao mạch máu.
  • C.   máu và cơ quan bài tiết.
  • D.   tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết.

Câu 4: Hệ cơ quan nào là cầu nối trung gian giữa trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể?

  • A.   Hệ hô hấp
  • B.   Hệ tuần hoàn
  • C.   Hệ bài tiết
  • D.   Hệ tiêu hoá

Câu 5: Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây?

  • A.   Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản

  • B.   Giải phóng năng lượng
  • C.   Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp
  • D.   Tích luỹ năng lượng

Câu 6: Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình có tính chất

  • A.   Mâu thuẫn nhau.

  • B.   Đối lập nhau.
  • C.   Đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng.
  • D.   Đều xảy ra sự tổng hợp các chất.

Câu 7: Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành

  • A.   Quang năng.
  • B.   Hoá năng.
  • C.   Nhiệt năng.
  • D.   Cơ năng.

Câu 8: Loại môi trường trong của cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là

  • A.   Nước bọt.
  • B.   Nước mô.
  • C.   Máu.
  • D.   Bạch huyết.

Câu 9: Vai trò của chuyển hoá cơ bản là gì?

  • A.   Chỉ có vai trò duy trì thân nhiệt.
  • B.   Duy trì các hoạt động sống khi cơ thể nghỉ ngơi.
  • C.   Cung cấp năng lượng cho các hoạt động lao động nặng.
  • D.   Tích lũy năng lượng cho các hoạt động cật lực.

Câu 10: Chuyển hoá năng lượng là sự..... năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ...... thành hoá năng, từ hoá năng thành nhiệt năng,..

  • A.   Sự biến đổi/ quang năng
  • B.   Cơ bản/ năng lượng
  • C.   Sự biến đổi/ cơ bản.
  • D.   Sự biến đổi/ chất hữu cơ

Câu 11: Năng lượng thường được tích luỹ trong..... nên sự trao đổi chất và chuyển hoá.... gắn liền với nhau, quá trình này được coi là một trong những đặc tính...... của sự sống 

  • A. Chất hữu cơ/ năng lượng/ cơ bản.
  • B. Sự biến đổi/ quang năng/ cơ bản.
  • C. Chất hữu cơ/ quang năng/ cơ bản.
  • D. Sự biến đổi/ chất hữu cơ/ cơ bản. 

Câu 12: Sinh vật lấy các chất từ môi trường, biển đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải, quá trình đó gọi là gì?

  • A. Trao đổi chất
  • B. Sự biến đổi
  • C. Chất hữu cơ
  • D. Cơ bản.

Câu 13: Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Ví dụ như:

  • A. từ quang năng thành hoá năng.
  • B. từ hoá năng thành cơ năng.
  • C. thể chất và tinh thần.
  • D. Cả 2 đáp án A, B đều đúng.

Câu 14: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống nhờ có quá trình

  • A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản.

  • B. Quá trình chuyển hoá năng lượng.
  • C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
  • D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.

Câu 15: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với

  • A. Sự chuyển hoá của sinh vật.

  • B. Sự biến đổi các chất.
  • C. Sự trao đổi năng lượng.
  • D. Sự sống của sinh vật.

Câu 16: Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.

  • A.   Năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
  • B.   Tổng hợp/ phân giải.
  • C.   Năng lượng/ phân giải.
  • D.   Tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo

Câu 17: Đồng hoá là gì?

  • A.   Là quá trình tổng hợp các chất phức tạp thành các chất đơn giản
  • B.   Là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp
  • C.   Là quá trình tổng hợp các năng lượng.
  • D.   Là quá trình phân giải các năng lượng.

Câu 18: Dị hoá là gì?.

  • A.  Là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và tạo ra năng lượng
  • B.   Là quá trình phân giải các chất đơn giản thành các chất phức tạp và tạo ra năng lượng
  • C.   Là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp và tạo ra năng lượng
  • D.   Là quá trình phân giải năng lượng và tạo ra năng lượng.

Câu 19: Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì

  • A.   Sinh vật sẽ sinh trưởng
  • B.   Sinh vật sẽ phát triển
  • C.   Sinh vật sẽ chết.
  • D.   Sinh vật sẽ vận động và sinh sản. 

Câu 20: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật là gì?

  • A.   Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp sinh vật tồn tại
  • B.   Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp sinh vật sinh trưởng, phát triển, sinh sản,
  • C.   Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp sinh vật cảm ứng và vận động.
  • D.   Tất cả các phương án trên.

Câu 21: Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì?

  • A. Tổng hợp chất mới.

  • B. Sinh công
  • C. Sinh nhiệt
  • D. Tất cả các phương án còn lại 

Câu 22: Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

  • A. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân

  • B. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách
  • mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân.
  • C. Bổ sung các thảo dược giúp làm ẩm phủ tạng như trà gừng, trà sâm...
  • D. Tất cả các phương án còn lại 

Câu 23: Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp
chúng ta chống lạnh?

  • A. Rèn luyện thân thể
  • B. Uống nhiều nước
  • C. Ăn nhiều tinh bột
  • D. Giữ ẩm vùng cổ

Câu 24: Trẻ em có thể bị béo phì vì nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Mắc phải một bệnh lý nào đó

  • B. Ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng như sôcôla, mỡ động vật, đồ
  • chiên xào...
  • C. Lười vận động
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 25: Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng

  • B. Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối
  • khoảng và vitamin
  • C. Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
  • D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 26: Nhu cầu dinh dưỡng của con người phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  • A.   Giới tính, độ tuổi.
  • B.   Hình thức lao động
  • C.   Trạng thái sinh lí của cơ thể
  • D.   Cả 2 phương án trên.

Câu 27: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?

  • A.   Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò đảm bảo cho sinh vật tồn tại.
  • B.   Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các chất thải.
  • C.   Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • D.   Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng với môi trường, khi trao đổi chất dừng lại thì sinh vật sẽ sinh sản.

Câu 28: Cho biết nhận định nào sau đây là đúng

  • A. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ hô hấp.

  • B. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ tiêu hoá.
  • C. Quá trình trao đổi chất theo 2 cấp độ không thể hiện rõ ở hệ bài tiết.
  • D. Tất cả các phương án còn lại..

Câu 29: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về các loại dịch cơ thể?

  • A. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là nước mô
  • B. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là dịch bạch huyết
  • C. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là máu
  • D. Loại dịch cơ thể mà tại đó diễn ra sự trao đổi chất trực tiếp với tế bào là nước bọt.

Câu 30: Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả?

  • A. Uống nước giải khát có ga

  • B. Tắm nắng
  • C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon
  • D. Trồng nhiều cây xanh

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác