Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 cánh diều Bài 5 Hô hấp ở thực vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 5 Hô hấp ở thực vật - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hô hấp là quá trình:

  • A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
  • B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

  • C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 2: Quá trình hô hấp ở thực vật là:

  • A. Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản 
  • B. Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.
  • C. Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.
  • D. Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng

Câu 3: Hô hấp ở thực vật là quá trình

  • A. hấp thụ khí O2 và thải khí CO2

  • B. cây sử dụng O2 và CO2 để phân giải các chất dinh dưỡng nhằm giải phóng năng lượng
  • C. oxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống
  • D. cây sử dụng O2 để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào đồng thời giải phóng CO2

Câu 4:  “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. (1), (2) và (3) lần lượt là 

  • A. quang hợp, tổng hợp, O2

  • B. hô hấp, tổng hợp, năng lượng
  • C. quang hợp, oxi hóa, năng lượng
  • D. hô hấp, oxi hóa, năng lượng

Câu 5: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  • A. Rễ.       
  • B. Thân.       
  • C. Lá.       
  • D. Quả

Câu 6: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:

  • A. Ở rễ

  • B. Ở thân.
  • C. Ở lá.
  • D. Tất cả các cơ quan của cơ thể.

Câu 7: Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?

  • A. Tế bào già, tế bào trưởng thành

  • B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết

  • C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết

  •  

    D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết

Câu 8: Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác vì: 

  • A. Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn

  • B. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
  • C. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
  • D. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn

Câu 9: Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây? 

  • A. Lúa đang trổ bông
  • B. Lúa đang chín
  • C. Hạt lúa đang nảy mầm
  • D. Lúa đang làm đòng

Câu 10: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?

  • A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.

  • B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
  • C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
  • D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.

Câu 11: Quá trình hô hấp ở thực vật trải qua các giai đoạn nào ?

  • A. Đường phân và hô hấp hiếu khí
  • B. Oxi hóa chất hữu cơ và khử CO2
  • C. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep
  • D. Cacboxi hóa  - khử - tái tạo chất nhận 

Câu 12: Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  •  A. Ti thể

  • B. Tế bào chất
  • C. Lục lạp
  • D. Nhân.

Câu 13: Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở đâu?

  • A. Chất nền của ti thể.

  • B. Tế bào chất.
  • C. Màng trong của ti thể.
  • D. Màng ngoài của ti thể.

Câu 14: Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm:

  • A. Kị khí và xảy ra trong ti thể

  • B. Hiếu khí và xảy ra trong ti thể
  • C.Kị khí và xảy ra trong tế bào chất
  • D. Hiếu khí và xảy ra trong tế bào chất

Câu 15: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được

  • A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
  • C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
  • D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH

Câu 16: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ

  • A. đến axit APG diễn ra ở tế bào chất.

  • B. đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.
  • C. đến axit piruvic diễn ra ở ti thể.
  • D. tạo axit lactic.

Câu 17:  Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra:

  • A. 1 axit piruvic + 1 ATP

  • B. 2 axit piruvic + 2 ATP
  • C. 3 axit piruvic + 3 ATP
  • D. 4 axit piruvic + 4 ATP

Câu 18: Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?

  • A. Glucôzơ → axit lactic

  • B. Glucôzơ → Côenzim A
  • C. Axit piruvic → Côenzim A
  • D. Glucôzơ → Axit piruvic

Câu 19: Chu trình Crep diễn ra trong

  • A. Chất nền của ti thể.    
  • B. Tế bào chất
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 20: Nơi diễn ra chu trình Crep là:

  • A. Tế bào chất.

  • B. Chất nền của ti thể.    
  • C. Lục lạp.     
  • D. Màng ti thể.

Câu 21: Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO2?

  • A. 1 phân tử

  • B. 4 phân tử
  • C. 2 phân tử
  • D. 3 phân tử

Câu 22: Có bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm của chu trình Crep ? 

I. ATP            

II. Axit pyruvic 

III. NADH      

IV. FADH2    

V. CO2 

  • A. 2

  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4

Câu 23: Chuỗi truyền electron tạo ra

  • A. 32 ATP.       

  • B. 34 ATP.       
  • C. 36 ATP
  • D. 38 ATP.

Câu 24: Một phân tử glucose qua quá trình hô hấp hiếu khí giải phóng:

  • A. 28 phân tử ATP

  • B. 32 phân tử ATP
  • C. 34 phân tử ATP
  • D. 38 phân tử ATP.

Câu 25: Sự hô hấp diễn ra trong ti thể tạo ra

  • A. 36 ATP
  • B. 34 ATP
  • C. 38 ATP
  • D. 32 ATP

Câu 26: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là

  • A. Rượu etylic + CO2 + năng lượng.

  • B. Axit lactic + CO2 + năng lượng
  • C. Rượu etylic + năng lượng.
  • D. Rượu etylic + CO2 hoặc Axit lactic 

Câu 27: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra

  • A. Chỉ rượu etylic

  • B. Rượu etylic hoặc axit lactic
  • C. Chỉ axit lactic
  • D. Đồng thời rượu etylic và axit lactic

Câu 28: Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất ?

  • A. Chuỗi truyền electron hô hấp
  • B. Đường phân
  • C. Chu trình Crep
  • D. Phân giải kị khí

Câu 29: Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là

  • A. Chuối truyền electron

  • B. Chương trình Crep.
  • C. Đường phân
  • D. Tổng hợp Axetyl - CoA

Câu 30: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu nào sau đây không đúng?

  •  A. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là rượu etylic hoặc axit lactic.

  • B. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển electron còn lên men thì không.
  • C. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn (36-38 ATP) so với lên men (2 ATP).
  • D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác