Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 cánh diều cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 2 sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cây ngày ngắn là cây:

  • A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
  • B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
  • C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
  • D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.

Câu 2: Gà trống sau khi bị thiến thường không có đặc điểm

  • A. phát triển mào và cựa, hình thành bộ lông sặc sỡ.
  • B. lớn nhanh, dễ béo.
  • C. mất bản năng sinh dục.
  • D. không biết gáy.

Câu 3:  Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?

  • A. Con gà đi bắt sâu và bới giun
  • B. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành
  • C. Con gà gáy vào buổi sáng
  • D. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối

Câu 4: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?

  • A. Lá.
  • B. Rễ.
  • C. Thân củ.
  • D. Hạt giống.

Câu 5: Sinh sản vô tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  • B. hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
  • C. hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  • D. hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 6:  Phitôcrôm là:

  • A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
  • B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
  • C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp.
  • D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

Câu 7: Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ

  • A. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn
  • B. Tiết kiệm giống và ít bị bệnh
  • C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ
  • D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ

Câu 8: Sự phôi hợp của những loại hoocmôn nào có tác động làm cho niêm mạc dạ con dày, phồng lên, tích đầy máu trong mạch chẩn bị cho sự làm tổ của phôi trong dạ con?

  • A. Prôgestêron và Ơstrôgen.
  • B. Hoocmôn kích thích nang trứng, Prôgestêron.
  • C. Hoocmôn tạo thể vàng và hoocmôn Ơstrôgen.
  • D. Hoocmôn thể vàng và Prôgestêron.

Câu 9: Sinh sản sinh dưỡng là:

  • A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.
  • B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.
  • C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.
  • D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

Câu 10: Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với sinh sản và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
  • B. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của giảm phân. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
  • C. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra đan xen với nhau. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại.
  • D. Trong vòng đời của sinh vật, các giai đoạn sinh trưởng và phát triền diễn ra cùng một lúc. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. Do đó, nếu không có sinh trưởng sẽ không có phát triển và ngược lại. 

Câu 11: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  • A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  • D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

Câu 12:  Muốn ghép cành đạt hiệu quả cao thì phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép. Mục đích chính của việc cắt bỏ hết lá là để: 

  • A. Tập trung nước nuôi các cành ghép
  • B. Tránh gió mưa làm bay cành ghép
  • C. Loại bỏ sâu bệnh trên cành ghép
  • D. Tiết kiệm chất dinh dưỡng cung cấp cho lá

Câu 13: Đồng ghép là trường hợp

  • A. lấy mô từ chỗ này cấy vào chỗ khác trên cùng một cơ thể.
  • B. ghép mô từ loài này sang loài khác.
  • C. ghép mô từ người này sang người khác không cùng huyết thống.
  • D. lấy tế bào từ anh/chị/em song sinh cùng trứng ghép cho nhau.

Câu 14: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng là:

  • A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.
  • B. Auxin, Etylen, Axit absixic.
  • C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.
  • D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.

Câu 15: Testostêrôn có vai trò

  • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
  • B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ
  • thể.
  • C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và
  • tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
  • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

Câu 16: Ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật là?

  • A. Nuôi cây mô trong môi trường nhân tạo.
  • B. Ghép cơ quan từ người này sang người khác.
  • C. Nhân bản vô tính ở động vật.
  • D. Cả A, B và C

Câu 17: Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào gọi là

  • A. Cơ thể đơn bào.
  • B. Cơ thể đa bào.
  • C. Cơ thể vi khuẩn.
  • D. Cơ quan.

Câu 18: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:

  • A. diệp lục b
  • B. carôtenôit
  • C. phitôcrôm
  • D. diệp lục a, b và phitôcrôm

Câu 19: Vì sao nói cơ thể là một hệ thống mở?

  • A. Vì cơ thể cho phép tất cả các vật chất đi vào cơ thể.
  • B. Vì cơ thể luôn tác động tới môi trường.
  • C. Vì giữa cơ thể và môi trường sống luôn có sự trao đổi tác động.
  • D. Vì môi trường luôn tác động lên cơ thể.

Câu 20: Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

  • A. 30 ngày.
  • B. 26 ngày.
  • C. 32 ngày.
  • D. 28 ngày.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác